Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm là gì? Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm tiếng Anh là gì? Thông báo và xác minh những tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm?
1. Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm là gì?
1.1. Thủ tục tái thẩm là gì?
Theo như quy định tại Điều 397, Bộ luật Tố tụng Hình sự thì: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.”
Qua đây ta có thể hiểu: Thủ tục tái thẩm là hình thức pháp lý mà Tòa án có thẩm quyền áp dụng để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Thủ tục tái thẩm là thủ tục pháp lý để xét lại tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố tụng để giải quyết lại vụ án hình sự nhằm khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố án trong việc xác định sự thật của vụ án, đảm bảo tính có căn cứ của các bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Tòa án có thẩm quyền tái thẩm không xét xử lại vụ việc mà chỉ là xem xét tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị. Xem xét xem tình tiết mới đó có ý nghĩa như thế nào đối với vụ án, có làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hay quyết định bị kháng nghị hay không. Qua đó kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định bị kháng nghị.
Thẩm quyền tái thẩm về cơ bản là xác định theo nguyên tắc là Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng tái thẩm không xác định lại sự thật của vụ án, cũng không có quyền ra bản án hoặc tự mình ra quyết định mới để thay thế cho bản án, quyết định bị kháng nghị của Tòa án cấp dưới.
1.1. Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm là gì?
Tình tiết mới là tình tiết quan trọng, đã xuất hiện vào lúc tòa án giải quyết vụ án nhưng cả Tòa án và các chủ thể (đương sự, người bị buộc tội, người khởi kiện vụ án hành chính) không thể biết được.
Khác với thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm chỉ được áp dụng nếu trong quá trình kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực mà phát hiện ra những tình tiết mới. Những tình tiết mới này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định có hiệu lực (Điều 397
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 398, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;”
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong trường hợp này được hiểu rằng: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm do không biết đã có kết luận không đúng. Nếu họ biết mà vẫn kết luận không đúng nhưng do cố ý dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2. Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm tiếng Anh là gì?
Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm tiếng Anh là “New circumstance”
3. Thông báo và xác minh những tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm
Theo Điều 399, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
“1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.
3. Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.”
Qua điều luật trên ta có thể, xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 của nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
Khi nhận được thông tổ chức xã hội có quyền giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và tin của người bị kết án, cơ quan, tổ chức và các công dân khác thì Tòa án, viện kiểm sát phải gửi những thông tin này cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm để ra quyết định xác minh những tình tiết đó. Đây cũng là điểm khác nhau giữa thủ tục kháng nghị của giám đốc thẩm và tái thẩm, giám đốc thẩm không có thủ tục xác minh những tình tiết mới trước khi kháng nghị. Ngoài ra, các tình tiết mới còn được phát hiện bởi chính Viện kiểm sát thông qua báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp và kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ. Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của Viện kiểm sát trong quá trình thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát việc xét xử.
Quá trình xác minh những tình tiết mới được phát hiện thực chất cũng là một hoạt động điều tra do Viện kiểm sát tiến hành nhằm xác định có hay không có tình tiết mới đó và giá trị pháp lí của những tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay không.
Kết quả của việc xác minh những tình tiết mới phải được thể hiện bằng văn bản báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và người này quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.
Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định tái thẩm định và chuyển hồ sơ cho Tòa án có quyền thẩm định để tiến hành kiểm tra lại theo thủ tục tái thẩm định. Còn ngược lại, nếu không có căn cứ kháng nghị thì Viện trưởng Viện kiểm sát phải trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người phát hiện ra những điều mới đó được biết rõ về lý do của công việc không kháng.
Quy định một mặt nâng cao hơn trách nhiệm của người có thẩm quyền đối với các yêu cầu của công dân. Đồng thời việc giải thích lý do vì sao không kháng nghị cũng là cách để giải thích cho người dân có thể hiểu thêm các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tái thẩm. Qua đó góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân.
Như vậy ta có thể thấy, việc thông báo và xác minh các tình tiết mới bị phát hiện là một việc quan trọng trong thủ tục tái thẩm. Các cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm thông báo cũng như xác minh những tình tiết mới có thể là thay đổi cơ bản bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.