Khái quát về tạm ngừng kinh doanh và thời gian phải thông báo trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh? Thủ tục Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì không phải công ty hay doanh nghiệp nào được thành lập thì cũng hoạt động mãi mãi. Có thể vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh một thời gian nhất định như thiếu vốn, hoạt động kinh doanh không thuận lợi do ảnh hưởng của nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, các tác nhân khác. Tuy nhiên, trước khi tạm ngừng thì doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy thời gian thông báo tạm ngừng kinh doanh là bao lâu? việc thông báo khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được thực hiện như thế nào?
Luật sư
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tạm ngừng kinh doanh và thời gian phải thông báo trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh:
Hiện này, theo như quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam chưa có quy định định nghĩa một cách chính xác và cụ thể nhất về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, để có thể hiểu được khái niệm này thì chỉ có cách duy nhất đó chính là việc rút ra từ thực tiễn áp dụng luật có thể hiểu, tạm ngừng kinh doanh một cách đơn giản và sơ khai nhất đó chính là việc doanh nghiệp không được phép thực hiện bất cứ một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào trong thời gian tạm ngừng. Tàm ngừng doanh nghiệp được nhận định là không giống như việc giải thể doanh nghiệp, việc tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định theo như quy định của pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành.
Và thời gian tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định dựa theo quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì đối với trường hợp doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động thì “Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm“.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp thì: “1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”
Như vây, có thể thấy rằng để có thể quản lý một cách chặt chẽ và chính xác nhất việc hoạt động, tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách của doanh nghiệp thì tất cả các doanh nghiệp trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động nào thì cũng cần phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh quy định tại Luật Doanh nghiệp Việt Nam thì theo như quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có đưa ra quy định về việc thông báo việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
“1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”
Có thể thấy rằng sự đổi mới trong quá trình quản lý của cơ quan nhà nước đối với việc thay đổi rút ngắn thời gian đối với hoạt động này, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động trước 15 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu tạm ngừng thì
2. Thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh:
Trên cơ sở quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành thì đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì không phải lúc nào cũng được tiến hành thuận lợi và suôn sẽ, cũng sẽ có lúc dẫn đến việc rủi ro và cần phải thực hiện hoạt động tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu về trình tự và thủ tục để thông báo về vấn đề tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình cho cơ quan có thẩm quyền được biết để tránh những rắc rối không đáng có sảy ra. Do đó, trong nội dung mục 2 bài viết này, Luật dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về hồ sơ và trình tự thủ tục để một doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thể tham khảo để thực hiện việc thông báo này theo đúng quy định của pháp luật như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp (theo mẫu);
–
– Quyết định của Chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp;
– Nếu người đại diện theo pháp luật không tự nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Trường hợp này phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.
Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.
Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
– 1 Giấy ủy quyền/
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)
– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh
– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua mạng trên trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/.
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo trả lời về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.