Theo quy định của Bộ Luật lao động, các bên có quyền tự do ký kết hợp đồng lao động với nhau đồng thời cũng có các quyền về chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động. Cùng tìm hiểu về thông báo chấm dứt hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Thông báo chấm dứt hợp đồng là gì?
– Về hình thức thông báo chấm dứt hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động.
Người sử dụng lao động không phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động trong các trường hợp sau:
– Người lao động bị hạn chế quyền tự do khi vi phạm pháp luật: Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Đối với các trường hợp này thì do lỗi của người lao động dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, do đó khi thuộc một trong các trường hợp này thì người lao động đương nhiên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động.
2. Nội dung thông báo chấm dứt hợp đồng và các quy định liên quan:
Theo quy định tại
+ Ngày, tháng, năm thông báo: ngày tháng năm trên thông báo là ngày căn cứ xem là chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Tên công ty: thông tin cơ bản của công ty chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Thông tin người lao động bị chấm dứt hợp đồng: cần có đầy đủ thông tin của người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Lý do chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động: lý do chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.
+ Nghĩa vụ của người lao động trước khi hợp đồng lao động hết hiệu lực: trách nhiệm của người lao động liên quan đến bàn giao công việc, thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng lao động.
+ Nơi nhận thông báo: nơi nhận thông báo được người sử dụng lao động quy định.
+ Để thông báo chấm dứt hợp đồng lao động có hiệu lực thì đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động ký tên cuối thông báo để xác nhận thông báo này có hiệu lực.
3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động:
Hai yếu tố cần đảm bảo đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động là phải có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật và đảm bảo thời gian báo trước trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Về đáp ứng thời hạn báo trước theo quy định của Bộ Luật lao động: Đối với hợp đồng không có thời hạn người lao động phải đáp ứng thời hạn báo trước là 45 ngày, Đối với hợp đồng có thời hạn người lao động phải đáp ứng thời hạn báo trước là 30 ngày,
– Người lao động khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động phải đáp ứng thời hạn báo trước và phải thông báo đến người sử dụng lao động đáp ứng thời hạn báo trước này.
– Sau khi người lao động đã báo trước cho người sử dụng lao động thì người lao động sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể người sử dụng lao động thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn cụ thể được quy định trong Bộ luật lao động như sau:
+ Đối với hợp đồng có thời hạn thì người sử dụng lao động phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động it nhất 15 ngày trước ngày
+ Hai bên sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với nhau cần phải thực hiện xong các nghĩa vụ đối với nhau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn để thực hiện các nghĩa vụ này là 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày để không làm quá thời hạn hưởng quyền lợi của người lao động.
+ Về trách nhiệm hoàn thiện thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động để người lao động có các giấy tờ để hưởng các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội.
+ Nếu trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản và phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán để giải quyết cho người lao động để quyền lợi của người lao động không bị giữ lại, dẫn đến các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội bị bảo lưu.
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt hợp động lao động:
+ Chi trả các khoản tiền phải trả cho người lao động, cụ thể là trợ cấp thôi việc. Theo đó cụ thể các trường hợp sau được chi trả trợ cấp thôi việc:
Hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đã ký kết;
Hợp đồng lao động quy định về các công việc phải hoàn thành, khi hai bên đã hoàn thành công việc thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với nhau;
Người lao động khi vi phạm các quy định của Luật lao động và có các quyết định trục xuất, người lao động đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động chết, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật…thì trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động này người lao động vẫn được chi trả các khoản trợ cấp.
4. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …. năm ……
THÔNG BÁO
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ………………………
Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày…..tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1/ Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:………
Chức vụ: ………
2/ Thời gian: Kể từ ngày..…/……/……
3/ Lý do: ………
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng……………tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
Nơi nhận:
– Ông/bà: …………(thực hiện);
– Phòng …………(thực hiện);
– Lưu: VT.
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: