Việc làm luôn là một vấn đề được tất cả mọi người quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được công việc phù hợp với bản thân hoặc có thể dài lâu với một công việc. vậy, thôi việc là gì? Điều kiện hưởng và cách tính mức hưởng
Mục lục bài viết
1. Thôi việc là gì?
Khi nhắc đến “thôi việc” chắc hằn ai cũng hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Bởi lẽ, trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt là những người vào độ tuổi từ 22- 35 tuổi thì vấn đề này lại càng trở nên quen thuộc hơn. Vậy thôi việc là gì? Thôi việc được hiểu là một cá nhân đang làm việc cho cá nhân hay tổ chức nào đó thì nghỉ việc, không tiếp tục làm công việc đó nữa. Việc thôi việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa phần đều xuất phát từ ý chi của con người và thông thường thì xuất phát từ một phía.
Theo đó, chúng ta có khái niệm về “cho thôi việc” và được hiểu như sau:
Cho thôi việc là người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ làm việc, chấm dứt quan hệ lao động giữa hai bên. Trên thực tế, cho thôi việc được hiểu dưới nhiều góc độ: để chỉ hình thức giải quyết lao động dôi dư trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc như là hình thức xử lí vi phạm kỉ
Thôi việc được dịch sang tiếng Anh như sau: “Quit”.
Trợ cấp thôi việc: “Severance allowance”.
Lương: “Salary”.
Thời gian làm việc: “Working time”.
Phụ cấp: “Allowance”.
2. Điều kiện hưởng và cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc:
Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Căn cứ theo
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 177 của
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động 2019.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.
Lưu ý: Các trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc
– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại Khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Thứ hai, mức hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 quy định mức hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
Mức hưởng trợ cấp thôi việc = ½ X Số năm làm việc X Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
1/ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc | = | Tổng thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ | – | Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp | – | Thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm |
Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:
+ Thời gian trực tiếp làm việc;
+ Thời gian thử việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động (bỏ quy định về thời gian nghỉ việc không do lỗi của người lao động);
+ Thời gian nghỉ hằng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
– Thời gian đã tham gia BHTN gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một Khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:
+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.
2/ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc:
+ Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi người lao động thôi việc.
+ Trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp thôi việc được xác định như sau:
– Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
– Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể) thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.
3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Thứ nhất, người lao động có các quyền sau đây:
Theo Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Đình công;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
– Chấp hành kỷ luật lao động,
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Theo Điều 6 Bộ luật lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Thứ nhất, người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
– Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;