Thời pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đô thị không có cơ sở để mở rộng.
B. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
C. Tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ.
D. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa
Đáp án đúng: D
Giải chi tiết:
Thời pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
=> Thời Pháp thuộc, đô thị hóa không có đặc điểm đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
2. Công thương nghiệp tại Hà Nội vào thời kì Pháp thuộc:
Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương nghiệp là những yếu tố mới, là mặt đối lập, bổ sung cho nhau của một quá trình phát triển thống nhất làm nên yếu tố thành thị – yếu tố căn bản thúc đẩy sự phát triển của đô thị. Nhưng ở Đông Dương thực dân Pháp thực hiện chính sách độc quyền kinh doanh thương mại và hạn chế phát triển công nghiệp. Bằng cách ấy, công nghiệp và thương mại Pháp mới có điều kiện phát triển và thu lợi nhuận cao nhất. Chúng khai thác nguyên, nhiên liệu từ Việt Nam cung cấp cho công nghiệp chính quốc và bán hàng hoá sang Việt Nam dù những hàng hoá đó có thể sản xuất tại Việt Nam. Vì thế về sản xuất công nghiệp, thực dân Pháp chỉ tập trung vào các ngành khai thác than, quặng cùng một số ngành công nghiệp cần thiết có quy mô nhỏ và không cạnh tranh với công nghiệp Pháp. Ví dụ: Sản xuất rượu, thuốc lá, diêm, giấy, vải, sợi, xi măng, ngói, điện,…
Chính vì vậy, ở Hà Nội trong suốt thời kỳ chiếm đóng, thực dân Pháp cũng chỉ đầu tư xây dựng một số nhà máy cần thiết đề kinh doanh như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy diêm, nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy thuốc lá, nhà máy sửa chữa xe lửa Gia Lâm,…
Về thương nghiệp, với chính sách độc quyền mậu dịch, bảo hộ hàng hoá Pháp bằng hàng rào thuế quan ngặt nghèo để buộc chặt Việt Nam vào thị trường của Pháp, bên cạnh sức sản xuất của các ngành công nghiệp tại chỗ yếu kém, hoạt động thương nghiệp không thể phát triển bình thường với tư cách là một ngành kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Hà Nội chỉ là một thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu và cung cấp dịch vụ chủ yếu phục vụ cho người Pháp cư trú ở Hà Nội.
Tóm lại, với bản chất hẹp hòi và bảo thủ, thực dân Pháp không chủ trương phát triển công nghiệp ở Việt Nam, do đó Hà Nội thời thực dân không thể trở thành một thành phố công nghiệp phát triển, mà chỉ là một trung tâm hành chính, chính trị, dịch vụ phục vụ cho chính quyền thực dân và tư bản Pháp.
3. Giao thông vận tải và vận chuyển đô thị:
Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp ra sức mở mang các đường giao thông vận tải nối liền Hà Nội với các địa phương nhằm tạo điều kiện cho những hoạt động quân sự, chính trị cũng như những khai thác kinh tế ở thuộc địa. Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế Việt Nam còn ở mức độ phát triển thấp, việc xuất hiện những con đường và những phương tiện giao thông cơ giới hiện đại là một yếu tố mới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự năng động xã hội và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
Cùng với việc khai thác đường thủy trên sông Hồng, người Pháp bắt đầu kiến thiết đường xe lửa và mở mang những đường bộ chính. Nghị định ngày 25-12-1898, cho phép toàn quyền Đông Dương mở công trái 200 triệu phờ-răng làm đường sắt và đã hoàn thành đoạn đường Hà Nội – Lạng Sơn năm 1902. Đến năm 1908 hoàn thành quãng đường sắt Lạng Sơn – Mục Nam Quan nối liền Hà Nội với biên giới Trung Quốc, năm 1905 hoàn thành đường sắt Hà Nội – Vinh và từ năm 1912 bắt đầu mở những quốc lộ nối liền với các tỉnh. Tới 1919 hoàn thành những tuyến Hà Nội – Hà Giang (khoảng 300 km), Hà Nội – Cao Bằng qua Thái Nguyên, Bắc Cạn (khoảng 200 km), Hà Nội – Hải Phòng (khoảng 100 km).
Trong thành phố, hệ thống giao thông đối nội bao gồm đường bộ và đường xe điện được thiết kế, quy hoạch và xây dựng theo phương pháp mới, đã định hướng phát triển mở rộng của Hà Nội theo từng giai đoạn và đã tạo nên một dạng kiến trúc đô thị mới. Đó là hệ thống đường phố được quy hoạch theo dạng ô cờ, mặt đường rộng trải nhựa, hai bên là hè rộng có trồng cây bóng mát dành cho người đi bộ. Các hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, điện, thông tin… cũng được thiết kế và xây dựng.
Vào đầu năm 1897, Hà Nội có khoảng 46 km đường, năm 1901 tăng lên 68 km và tới năm 1905, đã có 81 km, trong đó 57 km đã rải đá. Cùng với việc mở rộng đường phố, hệ thống cống ngầm cũng được xây dựng. Năm 1898, Hà Nội có 3,6 km cống ngầm, năm 1901 mở thêm 12 km đường cống ngầm mới. Năm 1911, toàn bộ hệ thống cống ngầm của Hà Nội là 26 km nhưng chủ yếu ở khu phố người Pháp.
Tới năm 1933, hầu hết các đường phố Hà Nội đã được rải đá, rải nhựa có hè lát và có cống rãnh. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, tổng số chiều dài của đường Hà Nội là 144 km với 66 km cống ngầm.
Về phương tiện giao thông, năm 1885, quân đội Pháp đóng một chiếc xe tải kiểu xe điện do 3 ngựa kép để vận chuyển người Pháp từ khu vực nhượng địa vào thành Hà Nội qua các phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Nhà Chung. Năm 1886, ở Hà Nội xuất hiện phương tiện giao thông ô tôm bấy giờ chỉ có 2 chiếc (của giáo hội và của một nhà thầu). Năm 1899 Công ty thổ địa Đông Dương (Société Foncière de l’Indochinne) thấy kinh doanh về giao thông vận tải có lợi liền ký hợp đồng với nhà cầm quyền để đặt đường xe điện ở Hà Nội. Lúc đầu gồm 3 đường, từ ga xe điện Bờ Hồ tới Bạch Mai dài 3,5 km, tới Bưởi dài 5,5 km và tới Thái Hà ấp dài 5,2 km. Năm 1904, mở thêm đường xe điện Hà Nội – Hà Đông dài 10 km, năm 1929 mở tuyến Kim Liên – Yên Phụ.
Ngoài xe điện ra thì phương tiện vận chuyển phổ biến nhất là xe tay, mỗi năm một tăng và hình thức cũng dần biến đổi.
4. Cấp điện và cấp nước:
Năm 1902, xây dựng nhà máy điện ở bờ hồ Hoàn Kiếm với công suất 500 kw chỉ thắp được 523 ngọn đèn điện cho khu phố của người Pháp và phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng điện khác trong gia đình của họ. Còn ở khu phố người Việt Nam thì phải thắp 584 ngọn đèn dầu hoả cho các đường phố. Năm 1913, tư bản Pháp mua thêm máy phát điện mới và nâng công suất nhà máy điện lên 800 kw. Các đường phố đều đã thay đèn dầu bằng đèn điện, nhưng trong nhà người Việt Nam vẫn phải thắp đèn dầu.
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) do tình hình kinh tế ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng điện của cả người Pháp lẫn người Việt tăng lên nhiều nên tư bản Pháp phải đặt mua thêm máy điện công suất 1000 kw.
Năm 1930 – 1931, bên cạnh Nhà máy điện Bờ Hồ có thêm nhà máy điện Yên Phụ.
Về cung cấp nước, Pháp xây dựng nhà máy nước Yên Phụ trong những năm 1904 – 1906. Những năm đầu nhà máy chỉ có 6 giếng nước với những máy bơm lên bể nước của thành phố. Mãi đến năm 1909, Pháp mới xây hệ thống lọc nước. Thời gian đầu cả thành phố Hà Nội chỉ có 437 đường ống dẫn nước vào các nhà riêng, hầu hết là nhà của người Pháp và 95 vòi nước công cộng cho tất cả các khu vực trong thành phố. Năm 1911 cả thành phố chỉ được cung cấp hàng ngày trung bình 4.000 mét khối nước máy, chủ yếu là người Pháp tiêu thụ.
Năm 1927, trước tình hình dân số trong thành phố phát triển nhanh chóng, thực dân Pháp mới đào thêm giếng thứ 7 và thứ 8.
THAM KHẢO THÊM: