Thời Lê trung hưng, loại hình kiến trúc cung đình, lăng mộ của vua chúa có sự tiếp nối phong cách kiến trúc các thời kì trước, trong khi kiến trúc dân gian lại phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn. Vậy thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thời Lê trung hưng, văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng?
A. Dân gian hoá/Ấn Độ.
C. Dân gian hoá/phương Đông.
B. Cung đình hoá/phương Tây.
D. Dân gian hoá/phương Tây.
Đáp án đúng là: D
2. Tình hình văn hóa xã hội thời Lê trung hưng:
Trong thời kỳ này, Thăng Long là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam, quang cảnh buôn bán ở Thăng Long đã khá sầm uất thịnh vượng. Ở đây, tập trung những người thợ khéo tay nhất của xứ Đàng Ngoài. Những người thợ đồng Ngũ Xã Thăng Long đã tạo nên pho tượng đồng Trấn Vũ to nhất dưới thời phong kiến ở Việt Nam, vẫn còn lại đến ngày nay. Hiện nay đền Trấn Vũ đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.
Vào thời Lê-Trịnh, Thăng Long còn là nơi tụ nhân, tụ tài của cả nước. Nhân tài khắp nơi đổ về Thăng Long du học, rèn luyện tài năng. Các nhà giáo Thăng Long như Phạm Quang Trạch, Vũ Thành, Nguyễn Trù, Nguyễn Đình Hoàn, Đoàn Lệnh Khuông… là những bậc thây vừa có kiến thức uyên thâm vừa có tâm hồn tinh tế. Thăng Long đã đào luyện, bồi dưỡng tạo ra các nhân tài, giúp họ thể hiện được tài năng. Những học giả như Lê Quý Đôn, hay đại danh y Lê Hữu Trác phải có thời gian ở kinh đô Thăng Long, hoặc phải có lân “thượng kinh” mới nổi tiếng được. Tài năng của họ được người Thăng Long thẩm định và thừa nhận…
Các chúa Trịnh cho duy trì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương vốn có từ thời Lê Sơ, trong đó trung tâm vẫn là Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám tiếp nhận các học trò từ khắp nơi ở Đàng Ngoài có đủ năng lực học tập. Thời Lê trung hưng vẫn duy trì việc bài trừ con những người phạm tội và con nhà hát xướng không được thi cử.
Năm 1652, nhà Thái học bị đổ nát, triều đình giao cho Thượng thư Bộ Lễ là Phạm Công Trứ sửa chữa. Sau đó, triều đình duy trì lệ hàng tháng vào ngày rằm và mùng một triệu tập các Nho sinh đến hội họp và làm văn để tăng thêm phong khí Nho gia, có sự tham dự bình văn của các quan Tham tụng, Bồi tụng.
Sang đầu thế kỷ 18, triều đình chú trọng hơn đến việc hỗ trợ vật chất cho trường học các địa phương. Năm 1723, chúa Trịnh Cương ban hành quy định cấp ruộng cho các trường học, gọi là học điền theo các mức: trường Quốc học 60 mẫu, trường Hương học 16 – 20 mẫu tùy vào quy mô từ nhỏ đến lớn. Hoa lợi từ ruộng được mang chi dùng vào việc đèn dầu trong học tập.
Giữa thế kỷ 18, các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài nổ ra, nền giáo dục có phần suy sút. Đặc biệt về văn học thì cả văn Hán lẫn văn Nôm đều phát triển mạnh, nhiều thành tựu, nhất là rất giàu tính nhân văn, còn nghệ thuật thì thật sự điêu luyện. Nhưng trong khi tình hình kinh tế, nhất là việc buôn bán khá sầm uất tình hình văn hóa khá phát triển thì tình hình chính trị lại dao động, nhất là sang thế kỷ XVIII thì rối ren, sự trị an ở Thăng Long lơi lỏng, nên nạn trộm cắp lừa gạt đã có nhiều. Trong sách Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ có thuật lại nhiều mánh khoé trộm cắp, lừa gạt của lưu manh ở Thăng Long thời ấy.
Tình trạng trị an kém ở Thăng Long vào các thế kỷ XVII và XVIII đã phản ánh khả năng tổ chức chính trị nói chung là bất cập của chính quyền Lê-Trịnh, nhưng mặt khác cũng cho ta thấy một Thăng Long đang trên đà chuyển mình để phát triển. Hoạt động kinh tế thương nghiệp của Thăng Long tấp nập hơn, giao lưu hàng hóa, dịch vụ phát triển hơn.
3. Bài tập tự luyện kèm hướng dẫn giải:
* Kiến trúc
Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 14
Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những nét chính về kiến trúc thời Lê trung hưng.
Lời giải:
– Thời Lê trung hưng, loại hình kiến trúc cung đình, lăng mộ của vua chúa có sự tiếp nối phong cách kiến trúc các thời kì trước, trong khi kiến trúc dân gian lại phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn.
– Trong các thế kỉ XVII – XVIII, đình làng đã được xây dựng phổ biến, nhất là ở Đồng bằng Bắc Bộ, tiêu biểu như các đình: Chu Quyến (Hà Nội), Thổ Tang (Vĩnh Phúc),…
– Nhiều ngôi chùa được xây dựng mới hoặc trùng tu trên nền những ngôi chùa trước đó. Phong cách kiến trúc chùa gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
– Nhà thờ Công giáo là loại hình kiến trúc tôn giáo mới xuất hiện từ thời Lê trung hưng. Hầu hết các nhà thờ đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gô-tích, tiêu biểu là nhà thờ Phố Hiến (Hưng Yên) được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII
* Điêu khắc
Câu hỏi trang 14 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những nét chính về điêu khắc thời Lê trung hưng.
Lời giải:
– Nghệ thuật điêu khắc cung đình thời kì này có xu hướng đơn giản hoá, kết hợp với phong cách điêu khắc dân gian.
– Nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao, phản ánh sinh động đời sống và thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình yên của nhân dân.
– Điêu khắc trên gỗ đạt đến trình độ điêu luyện, tiêu biểu là: tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), tượng Phật Tuyết Sơn và 18 vị La Hán (chùa Tây Phương, Hà Nội),…
* Mĩ thuật
Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 15
Câu hỏi 1 trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những nét cơ bản về thành tựu và đặc điểm mĩ thuật thời Lê Trung Hưng.
Lời giải:
– Thành tựu: Bên cạnh dòng tranh dân gian khắc in trên giấy, thời Lê trung hưng còn xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.
+ Dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất là: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng (Hà Nội)…
+ Dòng tranh lụa thường khắc họa chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích,…
– Đặc điểm: họa tiết mĩ thuật thời Lê trung hưng có phần đơn giản nhưng rất sinh động và giàu tính hiện thực.
Câu hỏi 2 trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Phân tích những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
Lời giải:
– Một số điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng:
+ Kiến trúc cung đình có sự mở rộng, thể hiện ở hệ thống cung vua Lê, phủ chúa (bao gồm cả phủ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và phủ chúa Nguyễn ở Đàng Trong).
+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phát triển hơn so với thời Lê sơ, điều này thể hiện ở việc: hàng loạt các công trình đình, chùa, nhà thờ,… được sửa sang, tu bổ hoặc xây mới.
+ Xu hướng hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian trở thành xu hướng chủ đạo, thậm chí nghệ thuật dân gian còn lấn át nghệ thuật cung đình.
+ Nghệ thuật thời Lê trung hưng đã bước đầu có sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây, thể hiện qua việc: xuất hiện các nhà thờ Thiên Chúa giáo theo phong cách kiến trúc Gô-tích,…
+ Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật thời Lê trung hưng là tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên rất cao. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay âm nhạc đều phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của các tầng lớp xã hội vừa hiện thực, vừa đậm đặc tính dân gian.
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Lê trung hưng.
Lời giải:
– Kiến trúc cung đình
+ Ở Đàng Ngoài: cùng với hệ thống cung điện của vua Lê, phủ chúa Trịnh dần trở thành một quần thể kiến trúc đồ sộ, bao gồm 52 cung, phủ, điện, đài, vườn ngự uyển,..
+ Ở Đàng Trong: chính quyền chúa Nguyễn cũng từng bước cho xây dựng kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Từ năm 1558 đến năm 1774, thủ phủ chúa Nguyễn trải qua 8 lần thay đổi vị trí. Sau mỗi lần di chuyển, quy mô xây dựng lại lớn hơn, gồm có thành trì, cung điện, dinh thự, nhà thờ tổ,…
– Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:
+ Kiến trúc tôn giáo có bước phát triển mạnh, gắn liền với sự phục hồi của Phật giáo.
Nhiều ngôi chùa đã được sửa sang, tu bổ, tôn tạo hoặc xây mới ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.
Kiến trúc chùa có nhiều kiểu dáng đa dạng.
Địa điểm xây dựng chùa thường là những nơi yên tĩnh, phong cảnh đẹp, gần núi, sông.
Một số công trình tiêu biểu như: chùa Keo (Thái Bình), chùa Tây Phương (Hà Nội); chùa Thiên Mụ (Huế); chùa Tam Thai (Đà Nẵng)…
+ Kiến trúc tín ngưỡng dân gian có nhiều loại hình, tiêu biểu là đình làng.
Ở Đàng Ngoài: trong các thế kỉ XVII – XVIII, gần như làng xã nào cũng có đình làng, tiêu biểu là: đình làng Chu Quyến (Hà Nội), đình làng Thổ Tang (Vĩnh Phúc)….
Ở Đàng Trong, đình làng cũng dần xuất hiện, gắn liền với quá trình khai phá các vùng đất lập làng xóm mới.
THAM KHẢO THÊM: