Cách tính thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu? Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định mới? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?
Giao dịch dân sự vô hiệu vì một lý do nào đi nữa thì nó cũng có các đặc điểm có thể nhận thấy như giao dịch đó không được pháp luật thừa nhận và theo đó sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý khác nhau với mục đích để có thể khôi phục được tình trạng ban đầu của giao dịch khi được xác lập. Vậy thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu về giao dịch dân sự đó là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Ngoài ra pháp luật có quy định các điều kiện cụ thể được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 đó là các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực. Theo đó nên chúng ta có thể hiểu là một giao dịch nếu có đầy đủ tất cả các điều kiện sau đây thì sẽ được coi là có hiệu lực:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy trong các trường hợp cụ thể khi pháp luật yêu cầu về hình thức của giao dịch dân sự thì các giao dịch phải đáp ứng đủ các điều kiện như chúng tôi đã nêu ở trên. Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, khi mua bán, tặng cho, thế chấp nhà ở… phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng thì ngoài điều kiện có hiệu lực nêu trên, các hợp đồng này còn phải được công chứng, chứng thực.
Kết luận: Từ những điều chúng tôi đã phân tích như ở trên thì có thể thấy rằng một giao dịch bị coi là vô hiệu nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
– Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại điều 408 Bộ luật dân sự 2015
“Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu”.
Theo đó mà ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện sẽ quyết định đến thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tính chất của hợp đồng dân sự là một bộ phận của giao dịch dân sự, quy định về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng được quy định tại phần giao dịch dân sự. Trường hợp không áp dụng thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu cụ thể đó là:
+ Thứ nhất, các trường hợp giao dịch dân sự do các bên xác lập với nhau thực hiện một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, hoặc trốn tránh nghĩa vụ mà đối tượng giao kết hợp đồng không có thực hoặc không thể thực
+ Thứ hai, các bên thực hiện xác lập giao dịch dân sự dẫn đến đối tượng hợp đồng không thể thực hiện là tự nhiên, các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của các bên tham gia hợp đồng, …
– Pháp luật có quy định cụ thể về các trường hợp thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thời gian là 02 năm cụ thể:
+ Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập và không có khả năng thực hiện hợp đồng đã giao kết;
+ Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch hoặc không thể thực hiện hợp đồng;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần giao kết còn lại của giao dịch.
Bên cạnh đó thì việc các định yếu tố có thể đẫn đến hợp đồng bị vô hiệu còn góp phần xác định đến trách nhiệm phúc lý của mỗi bên, việc bồi thường theo quy định của pháp luật… Cũng theo đó, trong phần cung cấp thông tin khách hàng không nêu rõ hoàn cảnh dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện, do đó việc trả lời chính xác thời hiệu là bao lâu. Thông thường, trường hợp việc dẫn đến vô hiệu là ngoài ý muốn của các chủ thể, thì sẽ không áp dụng thời hiệu, không yêu cầu bồi thường, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Kết luận: Theo như những nội dung đã phân tích ở trên có thể thấy việc dẫn đến vô hiệu do việc cung cấp thông tin sai lệch, giả tạo… thời hiệu yêu cầu vô hiệu sẽ áp dụng là hai năm, theo đó giao dịch dân sự vô hiệu trong các trường hợp khác nhau có thể dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý về dân sự, thậm chí hình sự.
3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
3.1. Về giá trị pháp lý của hợp đồng khi giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập (Căn cứ theo khoản 1 điều 131 bộ luật dân sự 2015)
Theo đó có thể thấy rằng pháp luật dân sự không công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao dịch dân sự bị vô hiệu dựa trên các quy định của pháp luật có thể thấy điều đó rõ nhất, ngay cả khi các bên đã thực hiện xong giao dịch. Theo đó nên nếu giao dịch mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không thực hiện, nếu các bên đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện giao dịch.
3.2. Về hoàn trả lại tài sản khi giao dịch dân sự vô hiệu:
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Khoản 1 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy trong các trường hợp không thể hoàn trả được cho bên kia được bằng hiện vật thì hoàn trả theo cách đó là trị giá thành tiền để hoàn trả theo quy định của pháp luật. Do giao dịch không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng, các bên khôi phục lại tình trang ban đầu.
Ví dụ như anh An thực hiện giao dịch dân sự đó là bán cho anh Minh một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của căn nhà là 3.000.000.000 đồng. Nhưng hai bên lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá trị của ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ sang tên. Anh minh đã thực hiện xong mọi thủ tục để chuyển quyền sở hữu căn nhà sang cho. Như vậy, hợp đồng giữa anh an và anh minh ghi giá trị ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng bị coi là hợp đồng giả tạo và bị vô hiệu, do đó theo quy định trên thì anh An phải trả lại khoản tiền 3.000.000.000 đồng cho anh minh còn anh minh phải trả lại căn nhà đó cho anh an.
2.3. Về xử lý các khoản lợi thu được từ giao dịch vô hiệu:
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó (Khoản 3 Điều 131 BLDS 2015).
Ví dụ: Dựa vào ví dụ như chúng tôi đã nêu ra ở phần trên nếu anh minh sau khi mua căn nhà đó từ anh an đã bán lại cho anh cường và thực hiện xong thủ tục chuyển quyền sở hữu mảnh đất sang cho Cường, Cường dựa vào việc anh minh đã đăng ký quyền sở hữu để xác lập hợp đồng mua bán với anh minh. Như đã phân tích, hợp đồng giữa anh an và anh minh ghi giá trị ngôi nhà là 2.000.000.000 đồng bị coi là hợp đồng giả tạo và bị vô hiệu. Bên cạnh đó trong quá trình sở hữu mảnh đất anh Cường đã trồng cây rau màu để bán, theo quy định trên anh Cường không phải trả lại lợi tức từ việc trồng rau để bán trên.
2.4. Về bồi thường thiệt hại khi giao dịch dân sự vô hiệu:
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Khoản 4 Điều 131 BLDS 2015).Như vậy theo quy định nêu ra thì các chủ thể trong giao dịch bị vô hiệu chỉ phải bồi thường khi có hai điều kiện đó là bên có lỗi và lỗi đó gây ra thiệt hại trên thực tế.
Ví dụ: Để có tiền chơi bi-a, Hoan (12 tuổi) đã lén bán chiếc xe đạp của bố mẹ cho anh Vinh. Đối với trường hợp đưa ra như vậy xét theo quy định của Điều 21 và Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì giao dịch giữa anh hoan và anh vinh bị vô hiệu do anh vinh giao dịch với người chưa thành niên vì hoan mới chỉ 12 tuổi và việc bán chiếc xe đạp này của hoan không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, đồng thời chưa có sự đồng ý của bố mẹ hoan. Theo đó mà trong quá trình sử dụng do bị ngã xe nên anh vinh đã làm hỏng phần lốp xe và yên xe, cho nên theo quy định trên anh vinh phải bồi thường cho bố mẹ hoan