Các bản án và các quyết định của tòa án nước này không thể có hiệu lực pháp luật nước ngoài nếu như nó không được nước ngoài đó cho phép công nhận và thi hành.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn nói chung, các bản án, quyết định dân sự của
Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế. Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là việc tòa án có thẩm quyền của quốc gia hữu quan tiến hành công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự do tòa án nước ngoài, công nhận giá trị hiệu lực của bản án đó, xác nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự trong bản án như bản án do tòa án nước mình tuyên.
Để công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân gia đình và hình sự với nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như: Luật thi hành án dân sự, trong đó có quy định bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận thì được thi hành tại Việt Nam theo thủ tục thi hành án dân sự. Đặc biệt vấn đề này được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Khoản 1 Điều 342 Bộ luật TTDS 2004 quy định:
“Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.”.
Bộ luật TTDS 2004 cũng đã quy định trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, đối với mỗi bước lại gắn với quy định chặt chẽ về thời hiệu, cụ thể như sau:
Bước thứ nhất: Xét đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải được gửi đến Bộ tư pháp Việt Nam. “Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp
Bước thứ hai: Chuyển hồ sơ cho tòa án
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ tài liệu kèm theo, Bộ tư pháp phải chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền.
Bước thứ ba: Thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển đến, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và
Bước thứ tư: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Trong thời gian 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà tòa án ra một trong các quyết định: định chỉ việc xét đơn yêu cầu hoặc mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước ngày mở phiên họp.
Bước thứ năm: Phiên họp xét đơn yêu cầu
Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét xử lại vụ án mà chỉ kiểm tra đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. Sau khi phiên họp ra quyết định, quyết định đó có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị,
>>> Luật sư
Bước thứ sáu: Gửi quyết định của tòa án
Ngay sau khi ra quyết định công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, tòa án gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó, nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định được gửi thông qua Bộ tư pháp.
Bước thứ bảy: thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại việt Nam có hiệu lực pháp luật, tòa án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án cho cơ quan thi hành bản án cùng cấp với tòa án đã xét xử sơ thẩm để thi hành.