Hiện nay, một số người lao động chưa nắm được về thời hiệu để yêu cầu giải quyết đối với tranh chấp lao động. Bài viết dưới đây sẽ bàn về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 190
– Kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm thì thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng.
– Thời hiệu để cá nhân yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động là 09 tháng kể từ ngày người đó phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu để một cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày người đó phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Đối với trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc vì bất kì một lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn theo quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Như vậy, thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động đối với cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với thời hiệu để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động của một cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Còn đối với thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, đối với trường hợp bạn cung cấp thì thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động về cá nhân được xác định là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền:
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đại diện cho tập thể nhân viên đang làm tại công ty TNHH L có câu hỏi gửi tới Luật Dương Gia. Chúng tôi ký hợp đồng tại công ty L với mức lương thỏa thuận là 8 triệu đồng một tháng. Khoảng 5 tháng ban đầu thì công ty L trả lương đúng như đã thảo thuận với chúng tôi. Tuy nhiên từ ngày 5/12/2022 thì công ty L bắt đầu kêu lý do mà giảm tiền lương của chúng tôi. Ngoài giảm tiền lương thì công ty còn tăng thêm giờ làm nữa. Quá bức xúc nên chúng tôi đã có trao đối với sếp tuy nhiên sếp không đồng ý còn bảo là làm được làm không làm được thì nghỉ. Và khi tụi tôi có ý định nghỉ thì sếp lại dọa là không trả lương cho chúng tôi. Bây giờ chúng tôi có được kiện với hành vi của sếp không ạ?
Chào bạn, gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 194
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, dựa trên thông tin bạn cung cấp thì tập thể những người đang bị chèn ép có thể cùng viết đơn để khởi kiện về hành vi của sếp bạn.
3. Giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể như sau:
– Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên
– Coi trọng việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua việc hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng đến quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng những lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Thực hiện giửi quyết tranh chấp lao động một cách công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
– Bảo đảm được sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động được do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lao động sẽ được tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì, khi giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
– Tôn trọng về quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Phải coi trọng việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng về quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Thực hiện một cách công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
– Bảo đảm phải có sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động phải được do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp lao động và tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
4. Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Thứ nhất: Hòa giải viên lao động;
Thứ hai: Hội đồng trọng tài lao động;
Thứ ba: Tòa án nhân dân.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động 2019.