Hiện nay, có nhiều hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thương mại xảy ra, như: Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ... Vậy pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại:
- 2 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại:
- 3 3. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
- 4 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thương mại:
1. Khái quát về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại:
Trước hết, vi phạm hành chính là một trong những loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong xã hội. Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. Và chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính – là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do luật hành chính quy định. Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tình trạng ban đầu của họ. Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại. Từ đó, có thể kết luận xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước.
Theo đó, có thể đưa ra khái niệm như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại:
Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại hiện nay được quy định như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 hiện hành và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Cụ thể, căn cứ tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có ghi nhận về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 1 năm, trừ các trường hợp sau đây thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được nâng lên là 2 năm, bao gồm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực sau:
– Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí;
– Vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ;
– Vi phạm hành chính về xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp;
– Vi phạm hành chính về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
– Vi phạm hành chính về hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường;
– Vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử;
– Vi phạm hành chính về quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều;
– Vi phạm hành chính về báo chí; xuất bản;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
– Vi phạm hành chính về quản lý lao động ngoài nước.
Như vậy thì có thể thấy theo như phân tích ở trên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại không thuộc các trường hợp có thời hiệu xử phạt 2 năm, do đó vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Cụ thể hơn, về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, căn cứ theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau được cụ thể tại Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), có ghi nhận như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại được xác định là 1 năm, thời hiệu này được tính kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực suất nhập khẩu hàng hóa hoặc trong hoạt động liên quan đến suất nhập khẩu hàng hóa, đối với vi phạm trong hành vi buôn lậu và vận chuyển hoặc buôn bán hàng hóa nhập lậu, Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả trái với quy định của pháp luật, thì thời hiệu xử phạt được xác định là 2 năm được tính kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện trên thực tế;
– Cá nhân bị khởi tố, các chủ thể bị truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án hình sự, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì khi đó các hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này được xác định là 3 tháng, được tính kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm;
– Cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu quá thời hạn luật định đó là 1 năm được tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc được tính từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà không tái phạm, thì sẽ coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Như vậy thì có thể thấy, đối với câu hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại được xác định như thế nào? Thì theo như phân tích ở trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại hiện nay được xác định là 01 năm, được tính kể từ ngày có hành vi vi phạm trên thực tế xảy ra.
3. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
Theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022 hiện nay thì có thể thấy, trong 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau được cụ thể tại Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), có ghi nhận như sau:
Cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu quá thời hạn luật định đó là 1 năm được tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc được tính từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà không tái phạm, thì sẽ coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thương mại:
Thứ nhất, các hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại như sau:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền, cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, và là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thứ hai, các hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại như sau:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (hay còn có thể gọi tắt là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
Thứ ba, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại như sau:
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
– Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
– Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Thông tư 65/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.