Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự mới nhất. Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự.
Theo quy định của pháp luật hình sự, các công dân khi thực hiện các hành vi vi phạm các tội danh được quy định tại Bộ luật hình sự và đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, phát hiện tội phạm không phải bất cứ hành vi phạm tội nào đều được phát hiện ngay sau khi vi phạm. Các nhà làm luật Việt Nam cho phép một khoảng thời gian để cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can gọi là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
- 2 2. Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
- 3 3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
- 4 4. Các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:
- 5 5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm:
- 6 6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
– Khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 27
Trong đó thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc.
– Thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Thời điểm bắt đầu được tính từ ngày người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên trong trường hợp đang trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà luật định nhưng người phạm tội lại tiếp tục phạm tội mới đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự và xét theo khung hình phạt thì mức cao nhất của tội phạm mới trên một năm tù giam thì thời điểm bắt đầu để tính thời hiệu sẽ được tính lại từ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội mới này.
+ Đối với trường hợp người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà người phạm tội bỏ trốn, có quyết định truy nã của cơ quan cảnh sát điều tra thì thời điểm bắt đầu để tính thời hiệu là từ thời điểm người phạm tội bị bắt hoặc người phạm tội ra đầu thú với
+ Thời điểm xác định cụ thể bằng ngày, tính theo năm dương lịch.
2. Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm năm trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng.
Phạm tội ít nghiêm trọng là khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này được xác định là không lớn với các hình thức xử phạt và mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn đến ba năm;
Ví dụ: Anh A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự. Nếu anh A gây thương tích với tỷ lệ là 12%, rơi vào trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 điều này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm năm.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng:
Trong đó phạm tội nghiêm trọng là khi tội phạm mang tính chất, mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội, có thể bị áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt từ 03 đến 07 năm tù giam;
Ví dụ: cũng trong trường hợp anh A như trên nhưng gây thương tích với tỷ lệ là 34%, thuộc khoản 3 điều này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm nếu:
Người phạm tội xác định là tội phạm rất nghiêm trọng được xác định là có mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội rất lớn vối mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
Ví dụ: Anh A gây thương tích có tỷ lệ thương tật là 32% nhưng sử dụng hung khí nguy hiểm có khung hình phạt cao nhất từ 7 đến 12 năm thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm nếu:
Trong trường hợp xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ 15 đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc là tử hình.
Ví dụ: Anh A cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả là làm chết hai người thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm.
Theo đó, nếu hết các thời hạn 05, 10, 15 hay 20 năm đối với các trường hợp phạm tội nêu trên thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ không bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Đối với một số tội danh nhất định sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bao gồm:
– Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 3, 4 Điều 353 của
– Tội nhận hối lộ được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 3, 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bao gồm:
Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;
– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, cụ thể bao gồm:
Tội phá hoại hào bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê.
Đối với các trường hợp này, không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tức là cơ quan tiến hành tố tụng có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ lúc nào từ lúc có hành vi phạm tội cho đến khi người phạm tội chết.
4. Các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Các trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử mà có căn cứ chứng minh:
+ Tình hình, diễn biến sự việc chuyển biến dẫn đến xác định được hành vi của người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+ Người phạm tội bị mắc các căn bệnh hiểm nghèo nên không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội từ các hành vi của mình nữa.
– Mặc dù có thể thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên vẫn còn nhưng người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có quyết định đại xá của Chủ tịch Quốc Hội thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước;
+ Trong giai đoạn tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà có sự thay đổi trong chính sách Nhà nước, quy định của pháp luật dẫn đến hành vi phạm tội được xác định là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: nếu tôi muốn kiện một người về tội hiếp dâm, cưỡng bức cách đây khoảng 4-5 năm rồi thì tôi còn có khả năng kiện hay không? Nếu đối tượng bị kiện chối tội thì có cách nào không? Và nếu tôi muốn kiện 3 người với tôi hiếp dâm và 3 người này thời gian phạm tội đều khác nhau, cùng một nạn nhân thì liệu tôi có khả năng thắng kiện hay không? Tôi muốn thuê luật sự thì tất cả chi phí kiện tụng tổng thể khoảng bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Theo Bộ luật Hình sự, bạn có thể khởi tố một người về tội hiếp dâm, cưỡng bức cách đây khoảng 4-5 vì vẫn còn Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 23 khoản 2:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 8 khoản 3 quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Mà mức cao nhất của khung hình phạt thấp nhất của Tội hiếp dâm (Điều 141, 142 BLHS) bảy năm và Tội cưỡng dâm (Điều 143, 144 BLHS) là năm năm.
Nếu đối tượng bị khởi tố chối tội thì bạn có thể đưa ra các bằng chứng để chứng minh, hơn nữa sau khi khởi tố thì cơ quan tư pháp hình sự sẽ tiến hành điều tra, xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi hiếp dâm hay cưỡng dâm trên đã được thực hiện nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội
Nếu bạn muốn kiện 3 người với tôi hiếp dâm và này thời gian 3 người phạm tội đều khác nhau, cùng một nạn nhân thì bạn vẫn có khả năng thắng kiện
Bạn có thể thỏa thuận với luật sư sẽ tham gia tố tụng về chi phí kiện tụng
6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào các anh chị luật sư ạ. Em có thắc mắc và lo lắng này mong được các anh/chị giải đáp giúp em. Khoảng năm 2009 bố em có giới thiệu cho người có nhu cầu làm lại giấy tờ đi nước ngoài kiểu thay đổi giấy tờ tùy thân ( chứng minh thư và hộ khẩu thường trú). Lúc đó bố em đã bị kết tội 18 tháng tù vì làm giả cho 3 người . Thực sự thì lúc đó gia đình em quá khó khăn nên bố mới phải làm như vậy. Trong thời gian chịu án bố đã cải tại rất tốt và được khen thưởng . Bố đã ra trại được 4-5 năm và từ đó đến giờ không vi phạm bất cứ 1 điều gì. Thế nhưng hòm nay có 1 anh thuộc công an tỉnh đến điều tra vì còn 1 trường hợp duy nhất sót lại chưa bị xử lí. Họ đã phải nộp phạt 35tr đồng và khai ra bố em. Vậy anh chị cho em hỏi trường hợp này bố em sẽ bị xử lý như thế nào ạ, nộp phạt hành chính hay bị đi tù tiếp ạ. Bay giờ gia đình em rất sợ và lo lắng. Em mong anh/ chị sẽ giúp em xem xét và trả lời cho em trong thời gian sớm. Em xin cảm ơn rất nhiều ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.”
Xét trên mức hình phạt mà
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”