Quy định pháp luật về thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nội dung của quy định pháp luật về thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt và truy thu thuế?
Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và ổn định đối với các hoạt động quản lý thuế, qua đó giúp ngăn, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm đối với lĩnh vực thuế; Tuy nhiên khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế không phải bất cứ lúc nào người bị nộp thuế cũng sẽ bị xử phạt mà theo quy định của pháp luật người nộp thuế sẽ chỉ bị xử phạt về hành vi của mình khi thời hiệu xử phạt hành chính về thuế chưa kết thúc.
Luật sư
Cơ cở pháp lý:
– Luật quản lý thuế 2019
– Nghị định 125/2020/NĐ – CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
Theo pháp luật Việt Nam thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định một cách rõ ràng và cụ thể tại Điều 137 Luật quản lý thuế 2019. Cụ thể
Điều 137. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
2. Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
2. Nội dung của quy định pháp luật về thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
2.1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục:
Theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thời hiệu là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm về thủ tục thuế được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật quản lý thuế 2019. Theo đó hành vi vi phạm thủ tục về thuế bao gồm các hành vi sau:
Thứ nhất, Hành vi vi phạm về thời gian đăng ký thuế, thời gian
Thứ hai, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Thứ ba, Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan.
Thứ tư, Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định.
Thứ năm, Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Thứ sáu, Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Như vậy, khi các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì thời hiệu xử phạt sẽ là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm, khi hết thời hiệu theo quy định của pháp luật người có nghĩa vụ nộp thuế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
2.2. Đối với hành vi trốn thuế:
Hành vi trốn thuế là hành vi mà các doanh nghiệp đã thực hiện hành vi không nộp thuế hoặc nộp không đầy đủ qua đó khiến cho ngân sách nhà nước bị hao hụt gây ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước và lợi ích cộng đồng, bởi lẽ số tiền thất thu trong ngân sách nhà nước sẽ là cơ sở, nguồn lực tài chính để xây dựng và đổi mới cơ sở hạ tầng và phát triển các chính sách giáo dục, văn hóa, xã hội. Xét về mức độ của hành vi trốn thuế có tính chất nghiêm trọng hơn hành vi vi phạm thủ tục thuế cho nên theo quy định của pháp luật Việt Nam thời hiệu đối với các hành vi trốn thuế sẽ là 5 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đối với các hành vi trốn thuế mà mức độ nguy hiểm, thiệt hại chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo điều 143 của Luật Quản lý thuế 2019 Các hành vi trốn thuế bao gồm:
Thứ nhất, Hành vi người nộp thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hay nộp ngày đã hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
Thứ hai, Hành vi người nộp thuế không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
Thứ ba, Hành vi người nộp thuế không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; ghi giá trị trên
Thứ tư, Hành vi người nộp thuế sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, dùng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;
Thứ năm, hành vi người nộp thuế sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;
Thứ sáu, Hành vi người nộp thuế khai sai thông tin hóa đơn so với với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời cố tình không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
Thứ bảy, hành vi người nộp thuế cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thứ tám, hành vi người nộp thuế cấu kết với người gửi hàng nhằm nhập khẩu hàng hóa với mục đích trốn thuế;
Thứ chín, hành vi người nộp thuế sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích theo quy định pháp luật, đồng thời không tiến hành khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế;
Thứ mười, Hành vi người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngưng hay tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không hề
Bên cạnh việc quy định các hành vi trốn thuế trên nhà làm luật còn quy định một số hành vi trốn thuế nhưng không bị xử phạt vi phạm trốn thuế mà sẽ xử phạt theo hành vi vi phạm thủ tục thuế đó là:
– Hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
– Hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, khi đã thực hiện một trong các hành vi trốn thuế nêu trên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt đối với người nộp thuế có hành vi vi phạm sẽ là 5 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
3. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt và truy thu thuế:
Về thời hạn được coi là chưa bị xử phạt: theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ – CP, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
Về thời hạn truy thu thuế: Theo khoản 3 Điều 137 Luật quản lý thuế thì Khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế sẽ không bị xử phạt; tuy nhiên người nộp thuế vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế còn thiếu, hụt vào ngân sách nhà nước trong thời hạn là 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.