Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế xây dựng. Thời hiệu khởi kiện khi một bên vi phạm hợp đồng kinh tế xây dựng là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế xây dựng. Thời hiệu khởi kiện khi một bên vi phạm hợp đồng kinh tế xây dựng là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào ngày 25/2/2014 công ty chúng tôi có ký hợp đồng kinh tế xây dựng nhà máy cho một công ty khác. Phí cược thầu chúng tôi phải đóng là 550.000.000đ. Sau khi ký kết hợp đồng thi phía công ty bên kia ra lệnh khởi công vào ngày 10/4/2014. Tuy nhiên đến ngày khời công công ty bên kia không cung cấp giấy tờ, không có bào đảm tài chính và các giấy tờ khác để công ty chúng tôi thi công theo đúng hợp đồng. Sau ngày 10/4/20014 chúng tôi đã nhiều lần gửi các thông báo yêu cầu bên kia trả lại số tiền cược thầu cho chúng tôi vì họ đã vi phạm hợp đồng, nhưng họ vân cố tình không trả tiền. Qua nội dung như trên xin hỏi luật sư là bây giờ chúng tôi khởi kiện thì thời hiệu còn nữa không hay là đã hết? Nội dung khởi kiện cần yêu những gì?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
– Nghị quyết
2. Luật sư tư vấn:
* Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 “
Theo đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP:
“d. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì ngày 10/4/2014 là ngày công ty bạn có nghĩa vụ thi công công trình và công ty đối tác có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ, tài liệu để công ty bạn thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, công ty đối tác đã vi phạm nghĩa vụ bắt đầu từ ngày 10/4/2014 mà các bên không có thoả thuận khác nên thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án là ngày 10/4/2014. Theo đó, đến ngày 10/4/2016 là thời điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện mà công ty bạn có quyền khởi kiện yêu cầu toà giải quyết vụ việc trên. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian 2 năm này, công ty bạn gặp phải trở ngại khách quan hay sự kiện bất khả kháng làm cho công ty không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu thì khoảng thời gian gặp trở ngại hay sự kiện bất khả kháng đó sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 1 Điều 161 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình”
Như vậy, nếu công ty bạn gặp sự kiện bất khả kháng, công ty bạn vẫn có quyền khởi kiện bên vi phạm hợp đồng.
>>> Luật sư
* Nội dung yêu cầu khởi kiện
Trong trường hợp khởi kiện, công ty bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện với những nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
Theo bạn trình bày, bên công ty kia có hành vi vi phạm hợp đồng nên trường hợp này, công ty bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:
– Yêu cầu công ty vi phạm trả lại số tiền cược thầu 550.000.000 đồng.
– Yêu cầu công ty vi phạm bồi thường thiệt hại (nếu có) và chịu phạt vi phạm.