Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Thủ tục khởi kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Khi hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì quyền lợi của người lao động hoặc người sử dụng lao động bị xâm phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều đương sự đã lựa chọn giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, cần xác định rõ và chính xác về thời hiệu khởi kiện, bởi nhiều trường hợp thời hiệu khởi kiện hết khiến việc giải quyết bị Tòa án đình chỉ. Vậy thời hiệu khởi kiện đơn phương chấm dứt
Căn cứ pháp lý:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động hoặc người sử dụng lao động. Căn cứ Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại không đúng theo thỏa thuận hợp đồng giữa các bên thì thời hiệu yêu cầu giải quyết như sau:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
– Thời hạn có thể kéo dài hơn khi chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Với những tranh chấp liên quan đến trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019. Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà khi bên tranh chấp nhận thấy được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đó thì có thể khởi kiện trực tiếp tới Tòa án để yêu cầu giải quyết.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
2.1. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp:
Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp tranh chấp lao động liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35 Luật lao động năm 2019 quy định tranh chấp liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
2.2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
+ Khi giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn:
+ Nếu không biết, không xác định được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn hiện có tài sản để yêu cầu giải quyết.
+ Nếu tranh chấp lao động phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh để yêu cầu giải quyết;
+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, không có trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, nơi có trụ sở để yêu cầu giải quyết;
+ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ khác liên quan đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc để giải quyết;
+ Nếu các bị đơn có trụ sở, nơi làm việc nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn đang cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết;
+ Nếu tranh chấp bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
3. Thủ tục khởi kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
3.1. Hồ sơ khởi kiện:
Khi lựa chọn giải quyết trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án thì cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Đơn khởi kiện;
– Hợp đồng hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến hợp đồng lao động;
– Các tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động;
– Các tài liệu chứng minh thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Các tài liệu khác chứng minh hợp đồng còn hiệu lực;
3.2. Trình tự thực hiện khởi kiện tại Tòa:
Bước 1: Thụ lý vụ án
Khi đương sự nộp đơn thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và đưa ra một trong các quyết định sau đây:
+ Đưa ra quyết định thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc yêu cầu giải quyết đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự
Tòa án tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Trong trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày
Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được Tòa án ban hành, không có quyền kháng cáo và kháng nghị. Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải ghi rõ nội dung hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng thời gian gia hạn không quá 01 tháng đối với vụ án lao động. Sau đó Tòa án phải quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02
tháng.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Thời gian, địa điểm tiến hành mở phiên tòa được quy định rõ trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
– Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Ổn định trật tự phiên tòa; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy thông báo của Tòa án; Phổ biến nội quy phiên tòa.
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm các công việc sau:
+ Tại phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Giải quyết yêu cầu của đương sự thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;
+ Xem xét sự có mặt của người liên quan đến vụ án để quyết định hoãn phiên tòa;
+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;
– Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận các bên về giải quyết vụ án;
+ Nghe đương sự trình bày về nội dung vụ án;
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa;
+ Công bố các tài liệu các bên cung cấp liên quan của vụ án
– Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: đương sự đưa ra những lý lẽ lập luận để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước
tòa án.
– Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
+ Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.