Tôi có cho anh A vay 200 triệu, thời hạn vay đã hết từ năm 2010. Nay tôi có thể khởi kiện đòi tiền anh A được không? Thời hiệu khởi kiện là bao lâu?
Hiện nay, việc vay nợ tín dụng diễn ra rất phổ biến. Người cho vay không chỉ là các tổ chức tín dụng, mà còn có các cá nhân. Tuy nhiên, việc nắm bắt các quy của pháp luật của cá nhân cho vay còn hạn chế, nên trong bài viết này, chuyên viên tư vấn pháp lý
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Cách thức cho vay để đảm bảo quyền lợi
Hiện nay, một phần do nhu cầu chi tiêu, hoặc nhu cầu phát triển kinh tế, một phần là do có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng không muốn gửi ngân hàng hoặc đầu tư các lĩnh vực khác hoặc chỉ đơn giản là muốn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, mà một số cá nhân đã cho vay theo hình thức như cho vay tín chấp giữa cá nhân với cá nhân. Tức là việc cho vay được thực hiện khi khi không cần có tài sản bảo đảm, dựa hoàn toàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ. Bên cạnh đó, hình thức vay tín chấp giữa cá nhân với cá nhân này tiện lợi ở chỗ đó là
– Hồ sơ thủ tục không rườm rà, các bên chỉ cần thỏa thuận với nhau về số tiền cho vay, lãi suất trả hàng tháng nếu có, thời gian thanh toán là bên vay đã có thể nhận được khoản tiền mà mình muốn vay;
– Bên vay không phải lo lắng việc thế chấp tài sản
Tuy nhiên, cũng bởi vì sự nhanh chóng, ít rườm ra đó cũng dẫn đến một số hệ quả không đáng có. Cụ thể, thực tế việc cho vay giữa các cá nhân thường được thực hiện trên hình thức hợp đồng bằng miệng, hợp đồng bằng văn bản nhưng với nội dung rất sơ sài và không nêu rõ được nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, đặc biệt là bên cho vay. Dẫn đến tình trạng không mong muốn là bên vay không trả nợ đúng hạn, hoặc kéo dài thời gian thanh toán nợ, thậm chí là không trả và có dấu hiệu bỏ trốn. Đây cũng là điều bất đắc dĩ không ai mong muốn. Ngoài ra, một phần do sự thiếu hiểu biết của pháp luật mà bên đi vay thường bị yêu cầu mức lãi suất vay rất cao.
Do đó, để hạn chế tình trạng nêu trên, khi thực hiện hợp đồng vay nợ tiền giữa cá nhân với cá nhân, các chủ thể cần phải chú những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với bên đi vay:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì
“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Do đó, nếu đi vay thì người vay chỉ cần trả với mức lãi suất không vượt quá 20%/năm, tương đương bằng 1.66%/tháng. Vượt quá mức lãi suất nêu trên là vi phạm pháp luật. Và căn cứ theo Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì nếu trong trường hợp bị á dụng mức lãi suất cao thì
“Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.”
Như vậy, nếu trong trường hợp bị áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất pháp luật quy định thì người đi vay có thể làm đơn yêu cầu
Thứ hai, đối với người cho vay.
Đối với người cho vay thì để được đảm bảo quyền lợi của mình thì khi cho vay phải lập hợp đồng vay nợ. Theo quy định tại Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay nợ là căn cứ pháp lý để người cho vay có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật do đó việc lập hợp đồng là điều cực kỳ quan trọng (mẫu hợp đồng các bên có thể tham khảo dưới đây).
Nhưng Nếu trong trường hợp hợp đồng đã được lập, trong hợp đồng cũng đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhưng bên vay nợ vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thì phải làm thế nào?
2. Cách thức và thời hiệu khởi kiện đòi nợ
2.1 Cách thức yêu cầu thanh toán tiền nợ theo đúng quy định của pháp luật
Hiện nay, việc yêu cầu đòi nợ được thực hiện theo những cách thức sau đây:
Thứ nhất, là thỏa thuận hai bên. Về mặt bản chất hợp đồng vay nợ là một loại giao dịch dân sự dựa trên ý trí tự nguyện và sự thỏa thuận cả các bên. Nên khi đến hạn hợp đồng mà bân vay vẫn chưa trả hoặc muốn kéo dài thời hạn thỏa thuận thì các bên có thể thỏa thuận lại với nhau, và nội dung thỏa thuận đó có thể lập thành văn bản.
Thứ hai, khởi kiện ra
+ Đơn khởi kiện
+ Hợp đồng vay tiền/ giấy vay tiền
+ Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như: Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân và hộ khẩu
Và hồ sơ phải được gửi đến
2.2 Thời hiệu khởi kiện đòi nợ
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015)
Như vậy, nếu hết thời hiệu khởi kiện này mà bên cho vay không thực hiện các thủ tục khởi kiện thì sẽ không được khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự nữa.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại ………………………. Chúng tôi gồm:
- BÊN CHO VAY (BÊN A):
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại ………………………………..
Điện thoại: …………………………………
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại …………………………………..
Điện thoại: …………………………………
- BÊN VAY (BÊN B):
Ông/bà …………………………..; Sinh năm ……….; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………; Hộ khẩu thường trú tại …………………………………………………
Điện thoại: …………………………………
Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng vay tiền này với các nội dung thỏa thuận cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho bên B vay và bên B đồng ý vay số tiền là: ……………… (Bằng chữ: ………………………………………………………… đồng chẵn).
Mục đích vay: ………………………………………………………………………
ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC VAY
Thời hạn vay: ………………….. kể từ ngày ………… đến ngày ……………..
Phương thức vay: Bên A giao toàn bộ số tiền cho bên B bằng hình thức (1) ……………………………… vào ngày …………………………
Phương thức và thời hạn trả nợ: Bên B phải trả lãi cho bên A định kỳ vào ngày ………………….. và phải trả toàn bộ gốc chậm nhất là ngày ………………………………… bằng hình thức (1) ……………………..
ĐIỀU 3: LÃI SUẤT
Các bên thỏa thuận lãi suất cho toàn bộ số tiền vay nêu trên là ………………. Trước khi hợp đồng này hết hạn vào ngày…………….., nếu bên B muốn tiếp tục vay thì phải báo trước trong thời gian …………… ngày và nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Nếu quá thời hạn vay nêu trên mà bên B không thanh toán số tiền gốc và tiền lãi thì bên B phải chịu lãi suất quá hạn bằng (2) …% lãi suất vay tương ứng với thời gian chậm trả.
ĐIỀU 4: THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN
– Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: Phí, thù lao công chứng, phí chuyển tiền… bên B có trách nhiệm thanh toán.
– Các bên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao và nhận tài sản vay;
– Bên A cam đoan số tiền cho vay trên là tài sản hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của bên A;
– Việc vay và cho vay số tiền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc, không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
– Bên B cam kết sử dụng tiền vay vào đúng mục đích tại Điều 1 của Hợp đồng này;
– Bên B cam kết trả tiền (tiền gốc và tiền lãi) đúng hạn, chỉ được ra hạn khi có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản (nếu có sau này); Trường hợp chậm trả thì bên B chấp nhận chịu mọi khoản lãi phạt, lãi quá hạn… theo quy định pháp luật (nếu có);
– Các bên cam kết thực hiện đúng theo Hợp đồng này. Nếu bên nào vi phạm thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật;
– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên cùng nhau thương lượng, giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Nếu không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. (…..) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. (…..) bản để thực hiện.
BÊN CHO VAY Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) | BÊN VAY Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) |