Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ ngày phát hiện ra bạn có hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 5 năm 2012 tôi có đưa tiền dùm lãnh đạo. Năm 2014 bị truy tố. Tháng 11 năm 2014 đuợc đình chỉ vụ án. Tháng 2 năm 2016 xét kỷ luật cảnh cáo nhưng đến nay chưa nhận quyết định. Vậy tôi có bị kỷ luật không luật sư? Tôi nhờ luật sư tư vấn dùm.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 35/2005/NĐ-CP;
– Nghị định 34/2011/NĐ-CP;
– Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Việc xử lý kỉ luật đối với các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động chịu sự điều chỉnh bới pháp luật lao động có sự khác nhau trong quy định của pháp luật. Thông tin bạn đưa ra không đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên với lý do kỉ luật là "đưa tiền dùm lãnh đạo", chúng tôi hiểu rằng, bạn đang là cán bộ, công chức hoặc viên chức. Việc xem xét xử lý kỉ luận và ra quyết định xử lý kỉ luật với các đối tượng này được tiến hành trong một thời hiệu và thời hạn nhất định. Cụ thể:
Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian quy định phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật và được tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật xác định cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời điểm xem xét xử lý kỉ luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật được tính từ ngày phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Thời hiệu và thời hạn được quy định trong pháp luật như sau:
– Trường hợp 1: Bạn đang là cán bộ
Việc xử lý kỉ luật cán bộ được quy định trong
Thời hạn ra quyết định kỉ luật nằm tại Điều 17 của Nghị định 35/2005/NĐ-CP, theo đó:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.
– Trường hợp 2: Bạn đang là công chức:
Theo Điều 6
Thời hạn xử lý kỉ luật công chức được quy định thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng không quá 4 tháng.
– Trường hợp 3: Bạn đang là viên chức
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 7
Theo Điều 8 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.
Do bạn không cung cấp cho chúng tôi thời điểm cơ quan của bạn phát hiện hành vi vi phạm của bạn là từ bao giờ nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các thời hiệu và thời hạn đã nêu trên để giải đáp thắc mắc của mình. Nếu như tiến hành các hoạt động như xem xét xử lý kỉ luật hay ra quyết định xử lý kỉ luật quá thời hiệu và thời hạn đã nêu, cơ quan của bạn không còn thẩm quyền xử lý kỉ luật với bạn.