Khi thực hiện hành vi vi phạm luật tuỳ mức độ mà người vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Đối với hành vi bị xử phạt hành chính được gọi là tiền sự. Bày sẽ tóm tắt những thông tin liên quan đến thế nào là tiền sự. Thủ tục và thời gian xin xóa tiền sự là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tiền sự là gì?
Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Như vây, người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
2. Thời hạn và thủ tục xóa tiền sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. - Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ví dụ: Ngày 20/02/2015, anh A thực hiện hành vi đánh bạc nhưng chưa đến mức xử lý hình sự nên chính quyền địa phương đã ra
Đến ngày 24/7/2016, A tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và đã bị
Ngày 12/01/2019, Thiện lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là chiếc xe mô tô trị giá 3 triệu đồng tại huyện C, tỉnh T.
Khi ban hành cáo trạng để truy tố bị cáo thì Viện kiểm sát huyện C đã xác định bị cáo A có một tiền sự (theo quan điểm của TAND tỉnh B). Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án này đã xác định bị cáo A không có tiền sự (theo quan điểm của TAND huyện B).
Vậy vấn đề đặt ra là xác định tiền sự của bị cáo A như thế nào cho phù hợp?
Ba là, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp này, bị cáo A không có chấp hành đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên chỉ có thể áp dụng trường hợp thứ ba để xem xét bị cáo A có tiền sự hay không.
Các yếu tố để xác định bị cáo A không có tiền sự trong trường hợp này bao gồm: hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và không tái phạm:
Bị cáo A bị xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 20/02/2015, đến ngày 24/7/2016, bị cáo đã phạm tội trộm cắp tài sản và đã được hai cấp TAND tỉnh B xét xử bị cáo. Sau khi ra quyết định xử phạt, Cơ quan có thẩm quyền cũng không tiến hành cưỡng chế thi hành án đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nên không thể cho rằng người vi phạm cố tình trốn tránh, trì hoãn để được tính thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, căn cứ vào Điều 74 của
Tóm lại từ những nhận định ở trên, tiền sự là hành vi phạm pháp luật hành chính, người có tiền sự là người đã chịu các biện pháp kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, mọi biện pháp kỉ luật và xử lý hành chính của người này chưa được xóa đi. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào có nêu cụ thể tiền sự là gì. Tiền sự được đặt ra do vi phạm về mặt hành chính – đã được nêu cụ thể trong Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012. Tiền sự được đưa ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
3. Bị xử phạt hành chính thì thời gian xóa tiền sự là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 4 năm 2015 bố tôi bị công an bắt vì tội đánh bạc và bị xử phạt hành chính 2 triệu. Vậy thì thời hạn để bố tôi xóa án tiền sự là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Tiền sự là từ dùng để chỉ người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như đã trích xuất ở phần trên, trong trường hợp của bố bạn bị xử phạt hành chính số tiền 2 triệu vì
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy tại Điều 6 Luật này như sau:
“Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.”