Một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo tính kịp thời, góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm. Vậy, khi một quyết định xử phạt hành chính được ban hành, cần lưu ý như thế nào về thời hạn và thẩm quyền của người ra quyết định.
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Khi phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải ra quyết định xử phạt để áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp cần thực hiện để khắc phục hậu quả nếu có đối với người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, cụ thể như sau:
– Một số trường hợp mà người vi phạm không bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hoặc chưa đủ tuổi, người thực hiện hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngời, bất khả kháng.
– Do không xác định được tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi vi phạm.
– Hành vi vi phạm được xác định là đã hết thời hiệu để xử phạt hoặc thời hạn ra quyết định xử phạt.
– Đối tượng thực hiện hành vi không còn tồn tại (cá nhân đã chết hay mất tích, tổ chức bị giải thể hay phá sản).
– Do có dấu hiệu về hình sự phải thực hiện chuyển hồ sơ vụ việc.
2. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Đối với hành vi vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại Điều 56
Thời hạn để người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Điều 66
– Khi đối tượng có hành vi vi phạm bị lập biên bản, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đó người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với họ.
– Riêng đối với trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay trường hợp cần phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được kéo dài hơn nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng đó bị lập biên bản về hành vi vi phạm.
– Nếu do tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp và phải giải trình mà người có thẩm quyền giải quyết cần có thêm thời gian nhằm xác minh hay thu thập thêm về chứng cứ thì thời hạn ra quyết định có thể được gia hạn. Thời gian được gia hạn theo quy định là không quá 30 ngày, việc gia hạn phải được báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền bằng văn bản để xin gia hạn.
Lưu ý:
– Cách tính thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc thì phải tuân theo quy định trong Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Ngày bắt đầu thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định là ngày tiếp theo liền kề của ngày hành vi bị lập biên bản xử phạt. Ngày kết thúc được xác định là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn đó.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có hành vi vi phạm hành chính về giao thông và bị lập biên bản xử phạt ngày 20/2/2018. Thời điểm 7 ngày để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt sẽ được tính từ ngày 21/2/2018 đến hết ngày 27/2/2018.
– Theo quy định tại Điều 63
3. Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Tại Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP) có liệt kê những người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người lập biên bản đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Việc xác định thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi hành chính phải dựa trên căn cứ lĩnh vực, ngành quản lý và trên mức hình phạt được áp dụng. Cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành vi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa phương.
– Trong lĩnh vực, ngành của mình quản lí, tùy theo hình thức xử phạt được áp dụng những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt:
+ Người thuộc lực lượng Công an Nhân dân như: Chiến sĩ, Đội trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng
+ Người thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng như: Chiến sĩ, Trạm trưởng, Đồn trưởng, Chỉ huy trưởng
+ Lực lượng Cảnh sát biển như: Cảnh sát viên, Tổ trưởng, Đội trưởng, Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng, Cục trưởng
+ Lực lượng Hải quan: Công chức, Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
+ Lực lượng Kiểm lâm: Kiểm lâm viên, Trạm trưởng, Đội trưởng, Hạt trưởng. Chi cục trưởng, Cục trưởng
+ Cơ quan Thuế: Công chức, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
+ Lực lượng Quản lý thị trường: Kiểm soát viên thị trường, Đội trưởng, Chi Cục trưởng, Cục trưởng
+ Trong thanh tra bao gồm Thanh tra viên hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra, Cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
+ Trưởng đại diện, Giám đốc của Cảng vụ hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa
+ Tòa án: Thẩm phán, Chánh án,
+ Cơ quan thi hành án dân sự: Chấp hành viên, Chi Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
+ Cục quản lý lao động ngoài nước
+ Người đứng đầu của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự (hoặc cơ quan khác được ủy quyền) của Việt Nam
– Ngoài ra, những người là cấp phó của người có thẩm quyền xử phạt khi được giao quyền xử phạt cũng được ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực và phạm vi đã được giao quyền (theo Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Trong trường hợp này, cấp phó không được phép giao quyền hay ủy quyền cho người khác mà phải tự mình thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền xử phạt theo quy định của
Lưu ý:
– Trong trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có hành vi vượt quá thẩm quyền thì phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền tiến hành xử phạt.
– Trường hợp hành vi vi phạm được quy định thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người trong những ngành, lĩnh vực khác nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt và ra quyết đĩnh xử phạt.
4. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khi một người có hành vi vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra một quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
“Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
c)
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng”.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có 1 người bạn bị xử phạt hành chính 1.500.000 đồng vì hành vi trộm cắp tài sản cách đây khoản 3 tháng. Đến nay vẫn chưa đóng vì không có khả năng để đóng và bị mấy anh công an thường tìm tới nhà. Vậy bạn tôi không đóng tiền phạt như vậy sẽ bị xử lí như thế nào ? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
– Khi bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tại điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau.
“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
– Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức không có khả năng thi hành quyết định này thì có thể làm đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và gửi người ra quyết định xử phạt.
+ Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
– Trường hợp cá nhân tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.