Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Thời hạn và nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Hợp đồng chuyển nhượng thương mại được hiểu là hợp đồng thể hiện nội dung của việc chuyển quyền và nhượng quyền, để có giá trị pháp lý khi xác lập hợp đồng thì phải được hai bên chuyển quyền và nhượng quyền soạn thảo bằng hình thức văn bản có đầy đủ nội dung thể hiện quyền thực hiện của hai bên. Vậy, theo pháp luật thì thời hạn và nội dung
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại trong Bộ luật Thương mại 2005 không quy định rõ về khái niệm tuy nhiên dựa vào những nội dung trong hợp đồng thì có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại đã ký xác lập trước đó. Các nội dung trong hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về thương nhân người xác lập hợp đồng bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Từ định nghĩa này cho thấy các cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân sẽ bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh, v.v.
Về quy định trong nhượng quyền thương mại thì đây là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Thứ nhất, việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
+ Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Trong nhượng quyền thương mại thì khi tiến hành nhượng quyền thì giữa hai bên phải thành lập hợp đồng. Căn cứ theo Điều 285 của Luật thương mại 2005 đã quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại theo uqy định thì trong hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải thể hiện nội dung của quyền thương mại bởi lẽ đây như là điều khoản xác định đối tượng, trung tâm của hợp đồng. Về cơ bản đối tượng của loại hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là quyền thương mại. Khi xác lập quyền này hai bên đã suy nghĩ đến lợi ích mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đều hướng tới.
Tại Điều 5 quy định về iều kiện đối với bên nhượng quyền được thể hiện trong Nghị định Số: 08/2018/NĐ-CP đó là thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Như vậy, xét theo khía cạnh pháp luật hay trong thực tế thì mọi hoạt động thương mại đều pahir được xác lập hợp đồng giữu thương nhân và trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng được xác lập với nội dung cho phép bên có quyền cho phép bên nhận nhượng quyền tiếp tục hoạt động công việc đó. Để đảm bảo về tính pháp lý thì hợp đồng sẽ được soạn thảo dưới hình thức là văn bản có nêu rõ quyền thực hiện.
2. Thời hạn và nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Thứ nhất là về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại: thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại được xã định do các bên thoả thuận, pháp luật không quy định bắt buộc về thời hạn bởi lẽ phải căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc còn lại phải thực hiện giao cho bên nhận nhượng quyền.
Sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại được xác lập xong và hai bên đang thực hiện quyền nhưng nếu có phát sinh sự cố thì hợp đồng có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thứ hai về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hợp đồng có thể được xác lập giữa người Việt Nam và áp dụng pháp luật Việt Nam, cũng có thể là người Việt Nam với người nước ngoài. Chính vì vậy, cũng phải dựa vào yếu tố là dùng pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài để thể hiện nội dung hợp đồng.
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Nội dung của quyền thương mại được thể hiện gồm quyền và nghĩa vụ của hai bên, thời hạn hợp đồng, gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp….được thể hiện như sau:
Khi xác lập hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong hợp đồng có nêu rõ về quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
+ Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
+ Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung.
+ Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
+ Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Về quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền
Về quyền của thương nhân nhượng quyền: quyền thương mại do pháp luật quy định tuy nhiên cũng có những trường hợp do hai bên tự thỏa thuận nên trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
+ Nhận tiền nhượng quyền;
+ Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Về nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền cũng được pháp luật quy định và cũng có những trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
+ Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
+ Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
+ Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Về quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Quyền của thương nhân nhận quyền
Điều 288 đã quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
– Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền quy định tại Điều 289 là trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
+ Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
+ Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
+ Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
+ Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
+ Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. Trong hoạt động điều hành thì không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Về thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trong trường hợp các bên có thoả thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận.
– Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Về thời hạn gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Khi hợp đồng hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm hợp đồng. Đồng thời các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hết hiệu lực của hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng còn có thể bị chấm dứt trước thời hạn nếu thuộc một trong các trường hợp mà các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Như vậy, từ nội dung trên có thể thấy đối với hươp đồng nhượng quyền thương mại cũng được thể hiện tương tự các nội dung hợp đồng thương mại khác đó là phải thể hiện rõ nội dung từng điều khoản trong hợp đồng như về thời gian thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong xác lập, thực hiện hợp đồng.