Quyền thừa kế và quyền từ chối di sản thừa kế theo quy định của pháp luật? Thời hạn từ chối di sản thừa kế? Thủ tục từ chối di sản tại văn phòng công chứng?
Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, bao gồm các quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt đối với tài sản. Đặc biệt hơn, chủ sở hữu không chỉ có quyền định đoạt đối với tài sản của mình khi còn sống mà còn có quyền định đoạt ngay cả sau khi chết, thể hiện qua việc để lại tài sản của mình cho người khác thông qua việc lập di chúc. Vậy, với những người có quyền thừa kế di sản do người chết để lại có quyền được từ chối nhận hay không? Việc từ chối được thực hiện bằng hình thức như thế nào? Thời gian thực hiện là trong bao lâu theo quy định của pháp luật hiện hành?
Mục lục bài viết
1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015, di sản được hiểu là những tài sản của người chết bao gồm tài sản riêng của họ và phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với người khác. Các cá nhân, tổ chức được người có di sản để lại tài sản theo nội dung di chúc hoặc cá nhân nằm trong hàng thừa kế theo quy định của pháp luật đều có quyền nhận thừa kế đối với di sản mà người chết để lại khi chia di sản theo pháp luật.
Cá nhân được xác định là người thừa kế chỉ có thể nhận di sản nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 613
– Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
– Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý:
Những người được thừa kế di sản do người chết để lại chỉ có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, việc nhận di sản thừa kế mà người chết để lại là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ. Theo đó, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lưu ý:
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
2. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, như ở trên đã đề cập, mọi cá nhân đều bình đẳng bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác cũng như quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối này nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
Bởi ngoài việc được hưởng di sản thì người thừa kế còn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định.
Do đó, chỉ trong trường hợp không phải trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì người thừa kế mới có quyền từ chối nhận di sản.
Thứ hai, không phải trong mọi trường hợp, người thừa kế di sản đều có quyền từ chối nhận, việc từ chối nhận di sản chỉ được thực hiện khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Người thừa kế tài sản từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Thứ ba, về thời gian thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật
Nếu như trước đây, tại Điều 642 “Bộ luật dân sự năm 2015” có quy định về thời hạn cụ thể để từ chối nhận di sản thừa kế là 06 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu sau thời hạn này mà người thừa kế không thực hiện thủ tục từ chối thì coi như đã đồng ý nhận thừa kế.
Tuy nhiên,
Như vậy, việc từ chối không bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng như trước đây nữa mà chỉ cần trước thời điểm phân chia di sản thừa kế là được.
3. Thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật
Thủ tục từ chối nhận di sản được quy định trong Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có thay đổi so với quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015”. Theo đó, nếu như trước đây việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản thì hiện nay, việc từ chối dù cũng phải được lập thành văn bản nhưng chỉ cần gửi đến những người quản lý, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 59 Luật Công chứng năm 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Như vậy, có thể thấy ngoài việc chứng thực văn bản từ chối nhận di sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì người từ chối nhận di sản có thể thực hiện thủ tục từ chối tại văn phòng công chứng nếu có yêu cầu.
Thứ nhất, về thẩm quyền của văn phòng công chứng từ chối nhận di sản thừa kế
Theo quy định tại Điều 42
Như vậy, văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại nơi mà người có yêu cầu chỉ định thực hiện, không bắt buộc phải là văn phòng công chứng nơi có di sản, kể cả di sản là bất động sản.
Thứ hai, thủ tục từ chối di sản thừa kế theo quy định
Theo quy định tại Điều 59 Luật công chứng năm 2014, thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo Điều 59 Luật Công chứng, khi muốn từ chối nhận di sản, người thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
– Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
– Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người từ chối nhận di sản thừa kế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu trên thì người từ chối đi sản sẽ nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng
Sau khi đến tổ chức hành nghề công chứng, người thừa kế sẽ được Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, tài liệu.
– Trong trường hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.
Bước 3: Công chứng viên ký công chứng và trả kết quả
– Công chứng viên sẽ yêu cầu người từ chối di sản xuất trình các giấy tờ (bản chính) theo quy định để đối chiếu và ghi lời chứng, ký công chứng;
– Sau khi đã ký, đóng dấu vào văn bản từ chối, người yêu cầu công chứng phải trả phí, thù lao công chứng theo quy định và nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã được công chứng.
Đặc biệt, khi thực hiện công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, phí và thù lao công chứng được thực hiện như sau:
– Theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC) phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản là 20.000 đồng
– Ngoài phí công chứng, theo quy định tại Điều 67 Luật công chứng năm 2014, người yêu cầu từ chối nhận di sản còn phải trả thù lao công chứng. Mức thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Lưu ý:
Theo quy định hiện nay, từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản và phải báo cho những người liên quan biết. Do đó, nếu đã từ chối di sản thừa kế nhưng không thực hiện theo đúng hình thức, điều kiện… thì việc từ chối sẽ không có hiệu lực và người từ chối nhận di sản vẫn được quyền hưởng di sản theo đúng quy định của pháp luật