Pháp luật có những quy định cụ thể về việc cá nhân và tổ chức phải khởi kiện trong một khoảng thời gian nhất định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, kết thúc thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu khởi kiện tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu khởi kiện tai nạn giao thông là bao lâu?
Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn trật tự giao thông đường bộ, hoặc tai nạn giao thông có thể xảy ra do người tham gia giao thông gặp sự cố bất ngờ nằm ngoài ý chí của con người gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe về người và tài sản của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Tai nạn giao thông hiện nay được chia thành nhiều loại, có thể phân loại tai nạn giao thông như sau:
– Va chạm giao thông thông thường;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
– Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể nói, việc phân loại tai nạn giao thông này dựa vào thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạng, cũng như thiệt hại về tài sản do các và chạm tai nạn giao thông gây ra trên thực tế. Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện đối với các vụ việc tai nạn giao thông. Theo đó thì, khi các cá nhân và tổ chức muốn khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi xảy ra vụ tai nạn giao thông thì cần phải nộp đơn khởi kiện trong một khoảng thời gian nhất định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian nộp đơn khởi kiện này được gọi là thời hiệu khởi kiện tai nạn giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hiện nay được xác định là 03 năm, thời hiệu này sẽ được tính kể từ ngày người có yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo như phân tích ở trên, tai nạn giao thông là loại thiệt hại ngoài hợp đồng, người nộp đơn khởi kiện tai nạn giao thông phải được thực hiện trong khoảng thời hạn 03 năm kể từ ngày biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm, tức là khi có thiệt hại tai nạn giao thông trên thực tế xảy ra.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời gian sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các khoản thời gian xảy ra đối với sự kiện sau:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện trở ngại khách quan làm cho các chủ thể có quyền khởi kiện hoặc có yêu cầu giải quyết việc dân sự không thể khởi kiện và không thể yêu cầu trong phạm vi thời hiệu theo quy định của pháp luật. Sự kiện bất khả kháng trong trường hợp này được xác định là những sự việc xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được, các sự kiện xảy ra nằm ngoài ý chí của con người mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tuy nhiên không có kết quả;
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện hoặc người yêu cầu giải quyết việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xác định là các đối tượng chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện thay thế trong trường hợp: Người đại diện chết nếu đó được xác định là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại nếu được xác định là pháp nhân, người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục thực hiện hoạt động đại diện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, những thời gian trên đây sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và thời hiệu khởi kiện tai nạn giao thông nói riêng.
2. Thời hạn giải quyết vụ tai nạn giao thông:
Thời hạn giải quyết vụ việc tai nạn giao thông hiện nay được quy định tại Điều 18 của Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, cụ thể như sau:
– Khi nhận được tin báo về vụ việc tai nạn giao thông của các chủ thể khác nhau thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là cảnh sát giao thông cần phải tiến hành hoạt động điều tra và xác minh, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được tin báo, trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp xét thấy cần phải xác minh thêm theo quy định của pháp luật thì có thể kéo dài thời gian điều tra và xác minh, tuy nhiên không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ việc tai nạn giao thông. Trong trường hợp phải thông báo để tiến hành hoạt động giám định chuyên môn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xét thấy cần phải có thêm thời gian để xác minh và thu thập chứng cứ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, việc gia hạn phải được thực hiện bằng văn bản và thời gian gia hạn không được quá 30 ngày;
– Khi kết thúc thời gian điều tra và xác minh điều trên thì lực lượng cảnh sát giao thông phải trả lời bằng văn bản về kết quả điều tra và xác minh, trả lời về kết quả giải quyết vụ việc tai nạn giao thông theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong quá trình khởi kiện tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông được coi là thiệt hại ngoài hợp đồng theo như phân tích ở trên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong quá trình khởi kiện tai nạn giao thông sẽ dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, các bên có thể thỏa thuận và thương lượng với nhau về mức bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại đã xảy ra, có thể thỏa thuận về phương thức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường, có thể bồi thường bằng tiền hoặc bằng hiện vật hoặc bằng quá trình thực hiện một công việc bất kỳ, có thể bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu như thiệt hại xảy ra không suất phát từ lỗi của người đó hoặc người đó có lỗi vô ý, hoặc thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;
– Khi bắt bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;
– Khi bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra, bên cạnh đó bên có quyền lợi bị xâm phạm sẽ không được bồi thường thiệt hại nếu như xét thấy thiệt hại xảy ra do hành vi không áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho chính bản thân mình.
Theo đó, thủ tục khởi kiện tai nạn giao thông sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và kèm theo các tài liệu chứng minh về vụ tai nạn giao thông đến tòa án. Hình thức và nội dung đơn khởi kiện cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 2: Khi đọc hồ sơ khởi kiện thì trong khoảng thời gian 08 ngày làm việc, tòa án sẽ thông báo về việc thụ lý hay không thụ lý đơn khởi kiện. Trong trường hợp tòa án thụ lý đơn khởi kiện thì trong vòng 07 ngày làm việc người nộp đơn cần phải đến kho bạc một tám ứng án phí theo thông báo thụ lý sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án.
Bước 3: Sau khi nộp biên lai cho tòa án thì vụ án chính thức được thụ lý, thẩm phán sẽ thực hiện các công việc tiếp theo, mời các bên để lấy ý kiến, hòa giải và mở phiên tòa xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.