Trong trường hợp có căn cứ của Bộ luật tố tụng hình sự cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung không quá thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 121 BLTTHS.
Trước hết, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là chế định của luật tố tụng hình sự theo quy định Viện kiểm sát hoặc
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung bao gồm:
– Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát và Tòa án không thể bổ sung được.
– Khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác.
– Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Theo đó, trong trường hợp có căn cứ của Bộ luật tố tụng hình sự cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung không quá thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 121 BLTTHS. Cụ thể:
“2. Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.”
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2010/VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định:
“3. Thời hạn điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 121 của BLTTHS; cụ thể là thời hạn do Viện kiểm sát trả hồ sơ không quá hai tháng; do Tòa án trả hồ sơ không quá một tháng tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đến khi Cơ quan điều tra có bản kết luận điều tra bổ sung.”
Luật sư
Như vậy, thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung không phụ thuộc vào loại tội mà tùy thuộc vào cơ quan (Tòa án hay Viện kiểm sát) trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo đó:
– Nếu hồ sơ do viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam đối với bị can là không quá 2 tháng. Trường hợp hồ sơ vụ án do viện kiểm sát trả lại lần thứ hai để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam đối với bị can trong lần này cũng là không quá hai tháng.
– Nếu hồ sơ do tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn tạm giam đối với bị can là không quá 1 tháng. Trường hợp tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung lần thứ hai cũng là một tháng.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn tạm giam để điều tra
Thời hạn tạm giam được Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại Điều 120 như sau:
Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Quy định của pháp luật về thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 120 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
3. Thời hạn tạm giam theo quy định hiện hành
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho em hỏi. Em có một người bạn đang bị công an tạm giam 1 tuần nay, bên công an nói bạn em sẽ ở tù 3 năm, muốn chạy án cho bạn em, em phải làm sao? Xin luật sư cho em câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 nếu bên công an khẳng định sẽ bị phạt tù 3 năm khi mới bị bắt tạm giam một tuần là không có cơ sở. Bởi lẽ người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
Căn cứ vào Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:
“Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
Trong trường hợp của bạn, thời hạn bị can bị tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nêu trên. Ngoài ra, trong pháp luật hiện hành không có quy định nào về vấn đề “chạy án”, hành vi này là hành vi trái quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp này chỉ có thể cung cấp những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bên công an không có cơ sở kết luận bạn của bạn bị phạt tù 3 năm khi chưa được đưa ra xét xử.
4. Thời hạn tạm giam đối với bị can theo quy định của pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Yêu cầu cho biết thời hạn tạm giam tối đa đối với bị can theo Luật tố tụng hình sự năm 2003 là bao nhiêu? Các trường hợp gia hạn lệnh tạm giam của các cơ quan thực thi pháp luật ( cảnh sát điều tra, viện kiểm sát, tòa án) tối đa là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Trong giai đoạn điều tra: thời hạn tạm giam và việc gia hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự và phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ thể:
– Nếu tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 2 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 322
– Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 3 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá một tháng. Theo đó, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng.
– Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 4 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá 2 tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
– Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá 4 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Do đó, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng.
Thứ hai, giai đoạn truy tố: Thời hạn tạm giam được quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự. Cũng giống như ở giai đoạn điều tra, thời hạn tạm giam ở giai đoạn truy tố được quy định đối với từng loại tội phạm nhưng do Viện trưởng Viện kiểm sát ra Quyết định, như sau:
– Thời hạn tạm giam bị can phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng để truy tố là hai mươi ngày; có thể được gia hạn thêm nhưng không quá mười ngày.
– Thời hạn tạm giam bị can phạm tội rất nghiêm trọng để truy tố là ba mươi ngày có thể được gia hạn thêm nhưng không quá mười lăm ngày.
– Thời hạn tạm giam bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để truy tố là ba mươi ngày và có thể gia hạn thêm nhưng không quá ba mươi ngày.
Luật sư
Thứ ba, giai đoạn xét xử sơ thẩm: Giai đoạn này có các loại thời hạn bao gồm thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc xét xử sơ thẩm và thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc thi hành án.
– Về thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm được quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm hai loại:
+ Loại thứ nhất là thời hạn được tính bằng ngày, tháng và được ghi trong lệnh tạm giam do chánh án, phó chánh án toà án quyết định sau khi thụ lí hồ sơ vụ án. Thời hạn này được quy định cụ thể đối với từng loại tội, cụ thể, đó là: Ba mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội nghiêm trọng, hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng và ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Loại thứ hai là thời hạn được tính bằng sự kiện “kết thúc phiên toà”. Thời hạn này chỉ xuất hiện khi loại thời hạn thứ nhất đã hết mà không có căn cứ để thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đang áp dụng và trả tự do cho bị cáo. Thời hạn này không phụ thuộc vào loại tội phạm mà giống nhau đối với tất cả các loại tội. Thời hạn này được ghi trong lệnh tạm giam do chánh án, phó chánh án quyết định (lần thứ hai) với mục đích là để bảo đảm cho việc xét xử.
– Về thời hạn tạm giam để bảo đảm cho việc thi hành án là thời hạn tạm giam đối với bị cáo sau khi tuyên án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn tạm giam bị cáo trong trường hợp này là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày tuyên án.
Thứ tư, Giai đoạn xét xử phúc thẩm cũng có thời hạn tạm giam để đảm bảo cho việc xét xử phúc thẩm và thời hạn tạm giam sau khi tuyên án phúc thẩm.
– Thời hạn tạm giam để đảm bảo cho việc xét xử phúc thẩm cũng giống như thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm, gồm hai loại: Một là, thời hạn tạm giam được tính bằng ngày. Thời hạn này được quy định chung cho các loại tội phạm và phụ thuộc vào toà án cấp nào thụ lí vụ án. Nếu vụ án do toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự cấp quân khu thụ lí để xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam là sáu mươi ngày. Nếu vụ án do Toà án quân sự trung ương, Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao thụ lí để xét xử phúc thẩm thì thời hạn tạm giam là chín mươi ngày. Hai là, thời hạn tạm giam xuất hiện sau khi loại thời hạn thứ nhất đã hết và kéo dài cho tới khi kết thúc phiên toà phúc thẩm. Đây là thời hạn tạm giam đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết và toà án ra lệnh tạm giam (tiếp theo) khi xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử.
– Thời hạn tạm giam sau khi tuyên án phúc thẩm được quy định tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó, thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án:
+ Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án,
+ Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
– Ngoài ra, trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi viện kiểm sát hoặc toà án cấp sơ thẩm thụ lí lại vụ án.