Việc khai, nộp thuế thu nhập cá nhân là hoạt động bắt buộc phải thực hiện, tùy thuộc từng trường thì cá nhân sẽ nộp thuế TNCN theo tháng hay năm. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến nghĩa vụ nộp tờ khai, nộp thuế của người nộp thuế và công việc định kỳ của kế toán phải thực hiện. Vậy, thời hạn phải nộp tiền thuế TNCN theo năm là khi nào?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn nộp tiền thuế TNCN theo năm là khi nào?
Từ trước đến nay, thuế thu nhập cá nhân luôn là một trong các vấn đề quan trọng mà bất cứ cá nhân nào cũng phải đặc biệt quan tâm, bao gồm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Liên quan đến vấn đề này đã được quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
– Với cá nhân người nộp thuế tính thuế: thời hạn nộp thuế trong khoảng thời gian chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Đối với trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ này bằng cách tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau;
Về hoạt động kinh doanh dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô cũng phải được diễn ra theo đúng thời hạn pháp luật cho phép. Theo đó, trong vòng 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu là phải thực hiện;
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng;
– Bên cạnh đó, cá nhân cũng cần đảm bảo thời hạn thực hiện ngay từ khi nộp hồ sơ khai thuế, đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
+ Khi chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế năm thì thời gian chậm nhất để thực hiện là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; mốc thời gian chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ khai thuế năm;
+ Nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế cần được thực hiện trong ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch;
+ Liên quan đến hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì phải được thực hiện trước ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh;
– Hiện nay, tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã có nội dung quy định về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế. Theo đó, các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, bao gồm:
+ Chi trả đầy đủ khoản lệ phí môn bài theo quy định;
+ Phải kể đến trường hợp: Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp mà trong năm chưa khấu trừ. Nguyên nhân là do chưa đến mức phải nộp thuế nhưng đến cuối năm cá nhân xác định thuộc diện phải nộp thuế;
+ Cùng với đó là các loại thuế, khoản thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cá nhân cho thuê tài sản lựa chọn khai thuế theo năm;
Như vậy, thuế TNCN thuộc trường hợp khai theo năm thì đối tượng có trách nhiệm nộp tiền thuế phải thực hiện chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Chậm nộp hồ sơ khai thuế và tiền thuế TNCN bị xử lý như thế nào?
2.1. Mức xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế:
Với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế, người nộp thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP với mức như sau:
STT | Khung phạt | Hành vi | Bổ sung xử phạt | Căn cứ |
1 | Cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo | Có thể thấy, thời gian chậm nộp hồ sơ càng lâu thì mức phạt càng cao. Trong trường hợp, cá nhân vi phạm việc thực hiện nộp hồ sơ khai thuế chậm từ 01 ngày đến 05 ngày và tình tiết giảm nhẹ thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt này | Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ và nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách đối với trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp thuế. | Khoản 1 Điều 13 |
2 | Có thể bị áp dụng mức phạt từ mức 02 – 05 triệu đồng | Liên quan đến thời gian thực hiện nộp hồ sơ khai thuế mà đã quá hạn trong 30 ngày kể từ ngày thông báo. | Khoản 2 Điều 13 | |
3 | Mức xử phạt có thể tăng cao từ 05 – 08 triệu đồng | Cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt tiền đã nêu nếu hành vi thực hiện nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 31 đến 60 ngày kể từ ngày thông báo. | Khoản 3 Điều 13 | |
4 | Liên quan đến hành vi chậm nộp hồ sơ sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng | – Hành vi thực hiện nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 61 đến 90 ngày kể từ ngày thông báo; – Đồng thời, mức phạt này cũng sẽ được áp dụng đối với việc thực hiện nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 91 trở lên và không phát sinh số thuế cần nộp; – Hành vi vi phạm được thể hiện trong việc không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế cần nộp; – Có thể kể đến việc không nộp các khoản phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. | Cá nhân vi phạm có trách nhiệm nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách đối với trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp thuế.
| Khoản 4 Điều 13 |
5 | Mức phạt được nâng cao từ mức 15 – 25 triệu đồng | Thực hiện nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh thêm số thuế cần nộp, người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế. Lưu ý: Trong trường hợp mức phạt lớn hơn số thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này sẽ bằng số tiền thuế và không thấp hơn 11,5 triệu đồng. | Pháp luật bắt buộc cá nhân vi phạm phải nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách đối với trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế | Khoản 5 Điều 13 |
2.2. Mức xử phạt chậm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, với mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
– Cá nhân sẽ bị áp dụng mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
– Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước;
– Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 và số tiền này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
THAM KHẢO THÊM: