Báo cáo nhân sự là văn bản báo cáo phân tích dữ liệu và chỉ số liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đây được xem là công việc hàng tháng, hàng quý ... mà bộ phận quản lý nhân sự bắt buộc phải thực hiện. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, thời hạn và hình thức nộp báo cáo nhân sự 06 tháng đầu năm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn, hình thức nộp báo cáo nhân sự 6 tháng đầu năm:
Báo cáo nhân sự hay còn được gọi là văn bản báo cáo về tình hình thay đổi lao động trong doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn
– Định kỳ 06 tháng một lần (cụ thể là trước giai đoạn ngày 05 tháng 06) và định kỳ hằng năm (cụ thể là trước giai đoạn ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động cần phải thực hiện hoạt động báo cáo tình hình thay đổi lao động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội thông qua Cổng dịch vụ công. Quá trình báo cáo cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01/PLI phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, và đồng thời thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể thực hiện thủ tục báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua hình thức Cổng dịch vụ công quốc gia thì người sử dụng lao động có thể gửi báo cáo bằng văn bản giấy theo mẫu số 01/PLI phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội, và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong các khu công nghiệp, làm việc trong các khu kinh tế, thì người sử dụng lao động cần phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội, đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, đồng thời báo cáo đến Ban quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để kịp thời theo dõi;
– Sở lao động thương binh và xã hội là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng văn bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02/PLI phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Định kỳ 06 tháng, trước giai đoạn ngày 15 tháng 06 và định kỳ hàng năm, trước giai đoạn ngày 15 tháng 12, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ báo cáo Bộ lao động thương binh và xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn mà mình quản lý thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia theo mẫu số 02/PLI phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp Sở lao động thương binh và xã hội không thể báo cáo tình hình về vấn đề sử dụng lao động thông qua cổng dịch vụ công quốc gia thì cần phải gửi báo cáo trực tiếp bằng văn bản giấy đến Bộ lao động thương binh và xã hội theo mẫu số 02/PLI phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động 06 tháng đầu năm được xác định là trước ngày 05 tháng 06.
Đồng thời, hình thức nộp báo cáo nhân sự 06 tháng đầu năm theo điều luật nêu trên được xác định là nộp tại Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua website: Http://dichvucong.gov.vn/.
2. Không nộp báo cáo nhân sự 6 tháng đầu năm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề tuyển dụng và quản lý lao động. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
+ Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
+ Có hành vi không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin liên quan đến người lao động vào sổ quản lý lao động được tính kể từ ngày người lao động đó bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp;
+ Có hành vi không xuất trình đầy đủ sổ quản lý lao động khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người sử lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Phân biệt đối xử trong quan hệ lao động;
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc lao động chưa có chứng chỉ kỹ năng hành nghề quốc gia đối với các ngành nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc lao động phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
+ Có hành vi không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi không lập sổ quản lý lao động hoặc có lập sổ quản lý lao động tuy nhiên lập không đúng thời hạn và không đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp không báo cáo nhân sự thì doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, mức phạt đối với tổ chức sẽ được xác định là gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm.
3. Thời hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 06 tháng đầu năm 2024:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại. Cụ thể bao gồm:
– Cần phải có nghĩa vụ niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh/văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê lại. Trong trường hợp sang địa bàn cấp tỉnh hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại cần phải gửi bản sao của giấy phép đến Sở lao động thương binh và xã hội để theo dõi và quản lý;
– Định kỳ 06 tháng và hàng năm, cần phải thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 09 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, sau đó gửi cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở lao động thương binh và xã hội, ban quản lý khu công nghiệp hoặc khu kinh tế nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính. Đồng thời báo cáo Sở lao động thương binh và xã hội, báo cáo ban quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về toàn bộ tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác để hoạt động. Báo cáo định kỳ 06 tháng cần phải được gửi trước giai đoạn 20/6 và báo cáo hằng năm cần phải được gửi trước giai đoạn 20/12;
– Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan trực tiếp đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động;
– Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động căn cứ theo quy định tại Điều 56 của
Theo đó thì có thể nói, thời hạn nộp báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động 06 tháng đầu năm là 20/06/2024.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: