Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại? Thời hạn giải quyết đơn tố cáo? Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh? Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu?
Nước ta đang tiến lên nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền thì sự tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước của người dân thật sự quan trọng. Đảm bảo phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước một phần chính là thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải quyết, đưa ra câu trả lời khi người dân có yêu cầu.
Tư vấn về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại:
Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền khiếu nại.
Dựa theo quy định tại Luật Khiếu nại thì trình tự thủ tục khiếu nại sẽ thực hiện như sau:
Khi có đầy đủ căn cứ để chứng minh về quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình thì người bị xâm phạm có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại lần đầu, người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả của việc giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền làm đơn để khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Việc khiếu nại lần hai, người khiếu nại gửi đơn đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, nếu quá thời hạn hoặc người khiếu nại không chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người nhận đơn phải đưa ra một trong những quyết định sau: đưa ra quyết định thụ lý giải quyết nếu thấy rằng khiếu nại này thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo luật định; đưa ra thông báo chuyển khiếu nại cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết nếu thấy không đúng thẩm quyền giải quyết của mình; nếu không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: thông thường trong thời hạn 30 ngày và trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại. Đối với những vụ việc tại nơi được nhà nước công nhận là vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 45 ngày, nếu vụ việc phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại. Sau khi kết thúc thời hạn này, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Và trong vòng không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định cho người khiếu nại, người có thẩm quyền, tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan đến việc khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: thông thường trong thời hạn 45 ngày và trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn được kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai. Đối với những vụ việc thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 60 ngày, nếu vụ việc có tình tiết phức tạp thì thời hạn được kéo dài nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai. Trong thời hạn này người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì người có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định này cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan để thực hiện.
2. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo:
Quyền tố cáo đang được Nhà nước khuyến khích thực hiện khi phát hiện việc vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Mọi người có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Theo quy định tại Luật Tố cáo thì thời hạn giải quyết đơn tố cáo như sau:
Việc đầu tiên khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhận được đơn tố cáo đó là kiểm tra, xác minh, xử lý ban đầu người tố cáo, thông tin tố cáo, điều kiện thụ lý đơn tố cáo. Thời hạn xác minh trong vòng 07 ngày làm việc và nếu việc kiểm tra, xác minh khó khăn có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trong thời hạn xác minh này, tối đa là 05 ngày làm việc nếu thấy thông tin tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo. Khi hết thời hạn xác minh phải ra một trong hai quyết định sau: quyết định thụ lý tố cáo nếu đủ điều kiện thụ lý; trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do nếu không đủ điều kiện thụ lý.
Thời hạn giải quyết tố cáo: thông thường trong vòng 30 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì gia hạn thêm không quá 30 ngày, nếu vụ việc đặc biệt phức tạp thì gia hạn thêm hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo, người giải quyết tố cáo phải ra kết luận nội dung tố cáo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận cho cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.
Thời hạn giải quyết tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo: người có thẩm quyền giải quyết trong tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó để ra quyết định có xử lý hay không với đơn tố cáo tiếp.
3. Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh:
Công dân có quyền kiến nghị, phản ánh để cung cấp thông tin, trình bày nguyện vọng, đề xuất ý kiến liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, pháp luật và công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh theo như quy định Luật Tiếp công dân như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người kiến nghị, phản ánh. Nội dung trả lời kiến nghị, phản ánh là một trong những trường hợp sau: thụ lý giải quyết; từ chối thụ lý giải quyết (phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do); chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Khi thời kỳ phát triển công nghệ như hiện nay, Chính phủ đã ban hành quy chế tiếp nhận và trả lời kiến nghị, phản ánh của nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Khi có những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật, thủ tục hành chính thì người dân có thể vào địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn, các hành vi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn. Sau khi nhận được đơn phản ánh, kiến nghị thì Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương sẽ chuyển đến cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống thông tin. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị. Nếu hết thời hạn này mà chưa xử lý được thì định kỳ cứ sau 7 ngày, cơ quan chức năng phải cập nhật tình hình xử lý vào hệ thống thông tin để người dân, doanh nghiệp biết được về tình trạng giải quyết đơn của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thời gian giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, tố cáo mới nhất. Nếu có thắc mắc hay còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, hãy liên hệ Luật Dương gia để được giải đáp. Một số dịch vụ liên quan đến vấn đề này:
4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu:
Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trình tự thủ tục
– Xác minh nội dung khiếu nại
– Tổ chức đối thoại
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
– Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại
– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
+ Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi nhận được quyết định kỷ luật từ Thủ trưởng cơ quan nơi tôi công tác. Do không đồng ý với hình thức kỷ luật đưa ra nên tôi quyết định khiếu nại quyết định này. Xin hỏi luật sư ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của tôi?
Luật sư tư vấn:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể như sau:
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định kỷ luật đối với chị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho chị. Trong trường hợp chị khiếu nại tiếp thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan chị sẽ giải quyết khiếu nại cho chị. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
6. Trách nhiệm người bị khiếu nại khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp
Luật sư tư vấn:
Như bạn tình bày, biên bản vi phạm hành chính lập không đúng thẩm quyền nhưng đã được người có thẩm quyền căn cứ vào đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nay người vi phạm khiếu nại việc lập biên bản không đúng thẩm quyền, đã được giải quyết khiếu nại. Căn cứ Điều 46
– Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
– Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:
+ Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;
+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;
+ Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Điều 14 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:
– Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính.
– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính là trái pháp luật, phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
– Khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật, phải chấm dứt hành vi đó.
– Tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
– Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
Như vậy, người bị khiếu nại phải có ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, hủy quyết định hành chính trước đó đã ban hành, khôi phục lại quyền và lợi ích của người khiếu nại.