Quy định về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại? Thời hạn cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có thể nói là đang rất được sự quan tâm hiện nay bởi công ty cổ phần có những ưu điểm riêng của mình, trong đó không thể không kể tới các loại cổ phần trong công ty. có nhiều loại cổ phần khác nhau, trong đó cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại là hai loại cổ phần mang lại quyền và lợi ích lớn cho các cổ đông. Hiện nay đối với hai loại cổ phần này thì rất nhiều người chưa nắm rõ về thời hạn của cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cũng theo đó dưới bài viết này chúng tôi xin cung cấp các thông tin pháp lý để làm rõ nội dung trên.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại
1.1. Quyền của cổ đông sở hữu Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 116 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể về quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết như sau:
” 2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
Như vậy thông qua quy định này có thể thấy pháp luật quy định một số quyền cơ bản để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Cổ đông ưu đãi biểu quyết được hiểu là người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Điều này có nghĩa là khi trở thành cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, ngoài các quyền giống như cổ đông phổ thông, cổ đông đó sẽ nhận được các đặc quyền là tham gia, biểu quyết các vấn đề tại Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, số phiếu biểu quyết của một phần cổ phần ưu đãi biểu quyết là bao nhiêu sẽ do Điều lệ công ty quy định. Một hạn chế mà cổ đông không được thực hiện đó là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần này cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế như theo điều 116 luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể. Như vậy nên ngoai có những quyền như trên thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết cần lưu ý thực hiện đúng quy định về những hoạt động không được phép thực hiện khi nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
1.2. Quyền của cổ đông sở hữu Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Chúng ta có thể thấy đặc điểm về cổ đông của công ty cổ phần là hệ quả đặc điểm về cấu trúc vốn trong công ty. Với căn cứ xác lập tư cách cổ đông là quyền sở hữu cổ phần, trong khi cổ phần có thể được chào bán cho rộng rãi các đối tượng khác nhau, cổ đông của công ty này thường rất lớn về số lượng và không quen biết nhau. Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa các cổ đông của công ty cổ phần, theo đó công ty này phải có ít nhất 3 cổ đông trong suốt quá trình hoạt động. Pháp luật quy định cụ thể về quyền mà cổ đông trong công ty cổ phần được hưởng cụ thể về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại như sau:
Căn cứ theo quy định tại điều 118 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
” Điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.”
Như vậy dựa trên quy định này chúng ta có thể đưa ra nhận định đó là cổ đông ưu đãi chỉ có duy nhất một đặc quyền là được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. bên cạnh đó thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp đã chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc trường hợp Đại hội đồng cổ đông đưa ra nghị quyết về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Có thể thấy, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có một số quyền được ưu đãi cao hơn so với cổ phần phổ thông. Tuy nhiên để bảo đảm công bằng giữa các cổ đông, cổ phần ưu đãi sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định.
2. Thời hạn của cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần công ty tôi hoạt động được gần 3 năm. Vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết của tôi sau 3 năm có bị chuyển sang cổ phần phổ thông không? Hiện tại tôi cũng chiếm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại và sau 3 năm hoạt động cổ phần ưu đãi hoàn lại có bị chuyển thành cổ phần phổ thông không?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1, điều 116,
Theo quy định của pháp luật thì căn cứ dựa trên điều lệ doanh nghiệp cụ thể nào đó có thể quy định quyền chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không thể bị thay đổi hoặc chỉ có thể thay đổi theo mong muốn của cổ đông sở hữu loại cổ phần này. Mục đích của quy định như vậy sẽ tránh được rủi ro mất quyền ưu đãi cổ tức và quyền ưu đãi hoàn lại của các cổ đông do quyết định của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần. Đối với từng loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi thì pháp luật đều có những quy định cụ thể điều chỉnh về từng loại cổ phần này
Kết luận: Từ nhũng thông tin chúng tôi cung cấp như trên chúng ta có thể thấy công ty cổ phần đã trở thành hình thức tổ chức doanh nghiệp mang tính thống trị nhằm giải quyết nhu cầu về vốn cho tăng trưởng thông qua các loại cổ phần trong công ty. Đây là hình thức huy động vốn trên quy mô lớn một cách hiệu quả nhất đối với loại hình doanh nghiệp. Các cổ đông có thể đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro về trách nhiệm cá nhân và không phải lệ thuộc vào uy tín hay độ tin cậy của những người cùng đầu tư như trong hình thức hợp danh. Họ có thể phân tán rủi ro thông qua đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận thu được. Thông qua phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi đồng nghĩa với sự gia tăng chi phí đối với các công ty cổ phần. Bên cạnh đó thì công ty cổ phần cũng phải có trách nhiệm bồi hoàn cho các cổ đông ưu đãi trong trường hợp giải thể hay phá sản công ty đó là ưu điểm và quyền lợi cho các cổ đông khi có rủi ro.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thời hạn của cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.