Hợp đồng bảo hiểm được xem là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó có bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm cần phải đảm bảo quyền lợi giữa người mua và doanh nghiệp bảo hiểm. Vậy thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định và giải thích về hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, hợp đồng bảo hiểm được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ phải thực hiện thủ tục đóng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật, bên doanh nghiệp bán bảo hiểm sẽ phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc thực hiện các thủ tục bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm trên thực tế. Trong đó, sự kiện bảo hiểm được coi là những sự kiện khách quan, bất khả kháng xảy ra nằm ngoài ý chí của con người do các bên thỏa thuận với nhau được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định, tức là khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đó thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc thực hiện các thủ tục bồi thường cho người được bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về những nội dung chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, hợp đồng bảo hiểm còn phải bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
– Bên mua bảo hiểm, người được mua bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị của tài sản được bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Phạm vi và quyền lợi bảo hiểm, quy định và quy tắc bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, các điều khoản liên quan đến hoạt động chi trả bảo hiểm;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, thời hạn thực hiện thủ tục bảo hiểm, mức bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
– Phương thức bồi thường, phương thức trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Phương thức giải quyết tranh chấp và cam kết của các bên.
Như vậy có thể nói, theo phân tích nêu trên thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính là một trong những nội dung cơ bản cần phải có trong hợp đồng bảo hiểm. Bộ trưởng Bộ tài chính chính là chủ thể có thẩm quyền quy định chi tiết về nội dung hợp đồng bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. Cụ thể về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 67/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được xác định cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên mua bảo hiểm sẽ thực hiện thủ tục thỏa thuận với nhau về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sẽ được xác định là một trong những trường hợp cơ bản như sau:
+ Nếu như bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được xác định là những đối tượng còn sống vào thời điểm bản yêu cầu bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chấp thuận và đồng ý, ngày hiệu lực hợp đồng sẽ được xác định là ngày bên mua bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ và tài liệu yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ thủ tục đóng phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đó;
+ Nếu như bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được xác định là những đối tượng còn sống vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các thủ tục phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm, thì theo quy định của pháp luật, ngày hiệu lực hợp đồng sẽ được xác định là ngày mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiến hành thủ tục phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ thủ tục đóng phí bảo hiểm;
+ Là thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết trên thực tế, quá trình giao kết được tiến hành giữa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm.
Như vậy có thể nói, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trước tiên sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo các thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm như phân tích nêu trên.
2. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 67/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định về mức bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng bảo hiểm sẽ bắt buộc cần phải thể hiện đầy đủ mức phí bảo hiểm, cần phải tạo ra tới hạn đóng bảo hiểm, định kỳ đóng bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cần phải bao gồm ngày tháng đến hạn đóng phí bảo hiểm, thời gian gia hạn cho hoạt động đóng phí bảo hiểm của các chủ thể vào việc dừng đóng phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết, thời gian đóng phí bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan có thẩm quyền;
– Ngoài việc đáp ứng được các điều kiện nêu trên, hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư vào các loại hợp đồng bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật hiện nay còn phải nêu rõ cách thức phân bổ phí bảo hiểm trên thực tế sau quá trình thu chi, các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm, các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm theo quy định cần phải phù hợp với Điều 99 của Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Trong trường hợp điều chỉnh các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm, theo quy định thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm thông báo đầy đủ cho khách hàng trong khoảng thời hạn 03 tháng trước khi thực hiện thủ tục áp dụng mức phí mới.
3. Quy định về trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 67/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có quy định về trả tiền bảo hiểm. Cụ thể như sau:
– Thời hạn để thực hiện thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm và thời hạn để trả tiền bảo hiểm theo quy định cần phải thực hiện theo Điều 30 và Điều 31 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trong trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm, các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó cần phải nêu rõ lý do giải thích cho người yêu cầu biết về quyền lợi bảo hiểm của mình;
– Hợp đồng bảo hiểm nhất thiết cần phải nêu rõ đầy đủ các tài liệu và giấy tờ mà bên mua bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần phải cung cấp trước khi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được phép yêu cầu các bằng chứng về sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm không thể tiếp cận được hoặc không thể thu thập được theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cần phải thực hiện các thủ tục thu thập thêm các tài liệu để phục vụ cho hoạt động thẩm định giải quyết quyền lợi bảo hiểm ngoài các tài liệu đã quy định nêu trên, chi phí thu thập tài liệu đó sẽ do các doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 67/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Nghị định 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.