Thời hạn cai nghiện bắt buộc? Cách xin giảm thời gian cai nghiện? Những vấn đề cần lưu ý đối với việc đi cai nghiện bắt buộc.
Ma túy là loại chất kích thích gây nghiện không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến gia đình người bị nghiện và của toàn xã hội. Có rất nhiều trường hợp tội phạm hình sự do nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng ma túy, dẫn đến tình trạng “ngáo đá”, ảo tưởng…tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hành vi của người sử dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Do đó, khi phát hiện có người nghiện ma túy thì cai nghiện là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
Hiện nay, có nhiều hình thức cai nghiện được áp dụng như cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tùy thuộc vào mức độ của người nghiện mà áp dụng hình thức cai nghiện phù hợp. Trong phạm vi bài viết này, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn một số kiến thức, thông tin cơ bản về hình thúc cai nghiện bắt buộc, cụ thể là về thời gian cai nghiện bắt buộc và cách xin giảm thời gian cai nghiện thông qua nội dung dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời hạn cai nghiện bắt buộc
- 2 2. Cách xin giảm thời gian cai nghiện
- 3 3. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc
- 4 4. Xử lý hành vi trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 5 5. Đối tượng phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 6 6. Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc
- 7 7. Đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần những gì?
- 8 8. Có được bảo lãnh khi bị áp dụng cai nghiện bắt buộc?
1. Thời hạn cai nghiện bắt buộc
* Đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cần hiểu rằng, không phải người nào nghiện ma túy cũng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Luật phòng chống ma túy năm 2000 và Nghị định 136/2016/NĐ-CP đối tượng được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
– Người nghiện ma túy là người có từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, đã được áp dụng biện pháp giáo dục theo hình thức cai nghiện tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định về việc chấp hành biện pháp giáo dục này mà vẫn còn nghiện. Hoặc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định mà trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện theo hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi ở hợp pháp, ổn định, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuôc tỉnh) về việc bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
– Người nghiện ma túy là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không có nơi cư trú ổn định
* Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc
Căn cứ theo quy định của
Có thể thấy, thời hạn cai nghiện bắt buộc như trên là phù hợp với tình hình thực tế nhằm giúp người cai nghiện đào thải lượng ma túy ra khỏi cơ thể, “cắt” cơn nghiện và giải quyết các vấn đề về sức khỏe, tâm lý, xã hội liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, việc tái nghiện sau cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện là điều hoàn toàn dễ xảy ra nen ngoài việc áp dụng thời gian cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc còn cần kết hợp nhiều biện pháp cai nghiện và sự quyết tâm rất lớn từ người nghiện ma túy.
2. Cách xin giảm thời gian cai nghiện
Để giảm thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì người cai nghiện cần đáp ứng được những điều kiện cần thiết theo quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp 1: Người đang cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc ( học viên) đã có một nửa thời gian chấp hành theo quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu như có một trong hai điều kiện sau sẽ được xem xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành thời hạn tại cơ sở cai nghiện bắt buộc cho phần thời gian còn lại:
+ Người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế, quy trình cho việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Có những hoạt động tích cực trong lao động, sản xuất, học tập, tham gia đóng góp vào các phong trào chung của cơ sở cai nghiện, được khen thưởng, công nhận bởi Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc cho những thành tích đó.
+ Người cai nghiện là người có hành vi dũng cảm để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, tập thể, của người khác mà được Giám đốc của cơ sở cai nghiện bắt buộc khen thưởng về hành vi đó. Ngoài ra, trong sản xuất, lao động người cai nghiện được cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh trở lên công nhận về việc có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị ứng dụng trong thực tế. Được tặng giấy khen của cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên cho thành tích đặc biệt xuất sắc trong những phòng trào của quần chúng nhân dân về bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Trường hơp 02: Học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp phải những vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục chấp hành quyết định cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc như bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai.
– Trường hợp 03: Loại trừ hai trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo và phụ nữ mang thai, người cai nghiện đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền phải đưa người cai nghiện về gia đình để điều trị thì học viên được tạm đình chỉ cấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buôc.
Thời gian điều trị trên giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền được tính vào thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện. Nếu sau khi điều trị, sức khỏe của học viên được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại dưới 3 tháng thì học viên được miễn chấp hành cho phần thời gian còn lại, thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì học viên buộc phải tiếp tục chấp hành. Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định của cơ sở cai nghiện bắt buôc, nếu người cai nghiện có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành theo quyết định của cơ sở cai nghiện bắt buộc cho phần thời gian còn lại.
* Trình tự, thủ tục xin giảm thời hạn cai nghiện
– Thời gian lập hồ sơ đề nghị, xem xét đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại: Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có người cai nghiện thuộc diện được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian cai nghiện còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
– Trách nhiệm lập hồ sơ, xem xét:
+ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị và tổ chức họp Hội đồng xem xét đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Theo nguyên tắc, Hội đồng xem xét căn cứ vào danh sách học viên được đề xuất để tiến hành xem xét, biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể và đưa ra kết luận theo biểu quyết đa số.
– Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản họp của Hội đồng xem xét, Giám đốc của cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ lập hồ sơ đề nghị gửi tới Toà án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét quyết định cho học viên giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoăc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
– Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Danh sách học viên được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại
+ Biên bản họp của Hội đồng xem xét
+ Kết quả nhận xét, đánh giá hàng tháng của tổ, đội và bản thành tích của từng học viên được đề nghị
+ Giấy xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe của học viên đối với các trường hợp học viên được xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn thời hạn chấp hành còn lại đối với các trường hợp ốm đau, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai
Lưu ý: Đối với học viên được đề nghị xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại mà có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian chờ Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thì Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng và làm văn bản đề nghị đưa người đang được xem xét ra khỏi danh sách gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhận hồ sơ. Nếu đã có quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoăc miễn phần thời gian còn lại mà quyết định chưa thi hành thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét hủy quyết định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy từng trường hợp cụ thể người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ có thời gian cai nghiện khoảng từ 01 năm đến 02 năm. Tuy nhiên, nếu người cai nghiện có sự tiến bộ trong quá trình cai nghiện, chấp hành đúng các quy định, nội quy của cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc lập công trong quá trình cai nghiện tại cơ sở hoặc có những lý do về sức khỏe không thể tiếp tục chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì sẽ được xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn thời hạn chấp hành còn lại. Điều này không chỉ là động lực cho người cai nghiện tích cực cai nghiện mà còn giúp cho họ sớm trở lại và hòa nhập với cộng đồng.
3. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Chông tôi bị bắt đi cai nghiện vì đập đá. Có cách nào để chồng tôi được về không? Giờ tôi một mình vừa đi làm vừa nuôi con nhỏ, mà chồng tôi chưa đăng ký kết hôn. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định gồm:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định
– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Trường hợp chồng của bạn sử dụng ma túy đá, đã bị bắt đi cai nghiện bắt buộc, theo quy định của pháp luật hiện hành, không còn quy định về vấn đề bảo lãnh người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu bạn mong muốn chồng bạn được ra khỏi trung tâm cai nghiện bắt buộc thì có thể áp dụng quy định về miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,
Quy định về miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đựơc quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP như sau:
Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
Như vậy, nếu chồng bạn đã bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật; không còn nghiện ma túy nữa thì có thể được miễn chấp hành quyết định và được ra cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ xin miễn chấp hành quyết định gồm có:
+ Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn chấp hành quyết định
Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Xử lý hành vi trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu muốn hỏi luật sư là nếu có một người bị nghiện ma tuý đá.đã đi thử nước tiểu 2 lần và đều là dương tính có chất ma tuý đá và phải đi cai nghiện bắt buộc. Vậy cháu xin hỏi luật sư là có thể làm đơn bảo lãnh không? Hoặc nếu trốn đi cai nghiện bắt buộc thì có bị truy nã không? Sau khi một thời gian trốn đi cai nghiện bắt buộc và quay về mà không sử dụng ma tuý đá nữa thì có bị xử phạt nữa không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.”
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm có:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp người đã bị nghiện ma túy đá, đi thử nước tiểu 2 lần và kết quả đều là dương tính, thuộc trường hợp phải vào trung tâm cai nghiện bắt buộc, đối với trường hợp người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, hiện nay không còn quy định về việc bảo lãnh đối tượng này ra khỏi trung tâm cai nghiện bắt buộc mà chỉ có quy định về trường hợp hoãn hoặc miễn chấp hành biện quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP.
Theo quy định trên, thì thời hạn áp dụng của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ 12 đến 24 tháng, kể từ khi phải chấp hành quuyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người có hành vi trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc khi bị phát hiện sẽ bị buộc chấp hành lại quyết định này.
5. Đối tượng phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em tên Huyền 21 tuổi em có 1 người bạn chơi ma tuý đá bị bắt đi cai nghiện ngày 02/08/2016. Trước đó bạn em đã có án tù 2 năm 6 tháng về tội cố ý gây thương tích, lãnh án xong mới được thả về vào cuối năm 2014, nhưng khoảng tháng 5/2016 bị phạt hành chính về tội sử dụng ma túy đá sau đó không tái phạm nữa. Đến ngày 01/08/2016 đi sinh nhật say bạn bè rủ chơi vài hơi rồi bạn em nghỉ ngơi ở 1 nhà nghỉ cùng bạn gái sáng 02/08/2016 thì công an kiểm tra nhà nghỉ và kiểm tra phòng bạn em không có gì liên quan đến ma túy nhưng bắt buộc đưa về xã thử nước tiểu có bắt bạn em đi cai nghiện. Cho em hỏi trường hợp của bạn em có khung phạt nào mà có thể hưởng án treo hoặc cai tại nhà không? Nếu đi cai thì khoảng bao lâu? Người nhà bao lâu có thể thăm kể từ ngày bị bắt. Trường hợp bạn gái sắp cưới có được quyền thăm không, nếu muốn thăm mà nguời nhà không ủy quyền sổ thăm không được đăng kí sổ thăm thì có cách nào đăng kí thăm không? Nhờ luật sư tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Theo quy định trên, nếu bạn của bạn có nơi cư trú ổn định và được xác định là vẫn còn nghiện thì sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu bạn của bạn không có nơi cư trú ổn định và xác định là vẫn còn nghiện hoặc tái nghiện sau khi đã cai nghiện tự nguyện tại xã thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Về việc xác định bạn của bạn còn nghiện hay không được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA như sau:
“Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ hoặc y sỹ, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có chứng chỉ hoặc chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoặc các viện, bệnh viện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện thực hiện tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận được Bộ Y tế giao, đang làm việc tại các cơ sở y tế sau:
1. Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an.
3. Phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác.
Như vậy, chỉ có các chủ thể theo quy định ở trên thì có thẩm quyền tiến hành xét nghiệm tình trạng nghiện mà túy và chỉ những kết quả xét nghiệm do các chủ thể trên cung cấp mới có giá trị pháp lý để làm căn cứ áp dụng các biện pháp xử lý đối với người bị xét nghiệm.
Theo quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP, thời hạn cai nghiện tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, thời gian cai nghiện là 02 năm. Trong quá trình cai nghiện, người thân vẫn có quyền vào thăm nuôi tuy nhiên phải tuân theo các quy định của trại giam.
6. Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi sử dụng ma túy đã bị áp dụng giáo dục tại địa phương nhưng vẫn phát hiện tiếp tục sử dụng thì áp dụng xử phạt như thế nào thưa Luật gia?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2009 quy định: “36. Bãi bỏ các điều 131, 183, 184 và 199.”
Điều 199 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, hiện nay không truy cứu trách nhiệm hình sự Tội sử dụng trái phép chất ma túy, với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp cai nghiện.
Theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
‘1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.’
Như vậy, đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Do đó, đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
… ‘
Nếu người này tiếp tục tái nghiện thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi người này đang cư trú.
7. Đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần những gì?
Tóm tắt câu hỏi:
1, Xin hỏi quy định năm 2016, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần những gì?
2, Người có tiền sự nghiện ma túy, sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi vi phạm những gì? Thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Như vậy, người đã từng xác định vào diện đã nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện sau khi đã áp dụng các biện pháp giáo dục ở xã, phường, thị trấn hoặc đã bị áp dụng cai nghiện bắt buộc thì vẫn bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 221/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c)
d) Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Tài liệu quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.”
8. Có được bảo lãnh khi bị áp dụng cai nghiện bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn trai em ở An Giang có 1 tiền án về tội cố ý gây thương tích, có đơn xin tự cai nghiện và cai được 2 lần. Một lần 18 ngày, một lần 1 tháng được bảo lãnh về. Bây giờ bạn trai em ra Gia Lai bị công an địa phương tỉnh Gia Lai thử nước tiểu có chất ma túy và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Vậy thì luật sư cho em hỏi gia đình nhà em có làm đơn bảo lãnh về địa phương cai nghiện được không? Tại hai đứa em chuẩn bị có việc cưới hỏi mà trong thời gian sống với nhau em không thấy bạn trai em có hiện tượng thất thường hay bị nghiện. Em xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn cung cấp thông tin bạn trai có đơn xin tự nguyện cai nghiện tại địa phương sau đó được bảo lãnh về. Khi cư trú tại Gia Lai, công an tỉnh Gia Lai có xét nghiệm bạn trai dương tính với ma túy và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, bạn lại không nói rõ, bạn trai khi ở Gia Lai có hay không giấy tạm trú tại địa phương này.
Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Như vậy, việc xác định người nghiện ma tuý có nơi cư trú ổn định hay không phải căn cứ vào viêc có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại nơi bị bắt.
Bạn trai bạn đã từng bị áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại địa phương, khi sang Gia Lai bị bắt bị có dấu hiệu tái nghiện nhưng lại không nói rõ bạn trai đã hết thời hạn 02 năm kể từ ngày thực hiện biện pháp cai nghiện hay chưa nên bạn có thể căn cứ vào các trường hợp bạn trai bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sau nếu trong trường hợp bạn trai bạn trong thời gian 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện và thuộc trường hợp đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định; Hoặc nếu đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có nơi cư trú ổn định thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật sư tư vấn pháp luật bảo lãnh ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc:1900.6568
Hiện nay không còn quy định về việc bảo lãnh người ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc do đó gia đình bạn của bạn sẽ không thực hiện được thủ tục bảo lãnh.
Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong các trường hợp sau:
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
+ Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
+ Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định
+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện
– Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
Như vậy, nếu bạn trai bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì gia đình có thể làm thủ tục tạm hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.