Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là gì? Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có tên tiếng Anh là gì? Quy định điều chỉnh độ mật?
Bí mật là một trong những phần khôn thể thiếu của cuộc sống. Chính vì thế, mỗi quốc gia thì sẽ có những bí mật nhà nước nhất định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… Tuy nhiên, đối với mỗi bí mật của nhà nước thì đều được xác định bằng một thời hạn nhất định chứ không phải là bí mật đucợ bảo vệ vĩnh viễn. Vậy thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước? Quy định điều chỉnh độ mật? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vê bí mật nhà nước;
– Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: “Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.”
Như vậy có thể thấy rằng, đối với một quốc gia thì sẽ có những bí mật riêng về an ninh quốc phòng, kinh tế, giáo dục,… riêng biệt mà không phải là thông tin có thể để lọt ra bên ngoài và để các quốc gia khác nắm bắt được. Sẽ gây ảnh hưởng đến nền hòa bình của quốc gia, gây anh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Chính vì thế mà một quốc gia sẽ không thể nào không có những Bí mật Nhà nước. Và việc bảo vệ bí mật Nhà nước đã đucợ các nhà làm luật, Đảng và Nhà nước ta quy định trong Luật Bảo vê bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước được xác định là chưa trong tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác mà pháp luật quy định.
Căn cứ dựa trên quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: “Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước”.
khái niệm về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được xác định là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn mà pháp luật và được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật này như sau:
“1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước”.
Như vậy có thể thấy rằng, thời gian để xác nhận được bí mật nhà nước đó là bao lâu thì sẽ dựa trên bí mật nhà nước đó thuộc loại nào trong ba loại sau: Tuyệt mật; Tối mật; Mật. Sẽ dựa trên tnhs mật của tài liệu vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác của pháp luật để xác định xem độ mật đó ra sao. Đối với những bí mật Nhà nước là Tuyệt mật thì thời gian bảo vệ bí mật nhà nước được xác định trong khoảng thời gian là 30 năm. Đối với những bí mật Nhà nước là Tối mật thì thời gian bảo vệ bí mật nhà nước được xác định trong khoảng thời gian là 20 năm. Đối với những bí mật Nhà nước là Mật thì thời gian bảo vệ bí mật nhà nước được xác định trong khoảng thời gian là 10 năm. Khoảng thời gian này có thể ngắn hơn so với quy định đối với những tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật cụ thể theo như quy định của pahsp luật hiện hành.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có tên tiếng Anh là gì?
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có tên tiếng Anh là: “Term of protection of state secrets”.
3. Quy định điều chỉnh độ mật?
Mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm là thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là 30 năm, độ Tối mật là 20 năm, độ Mật là 10 năm theo như quy định của Luật Bảo vê bí mật nhà nước hiện hành. Để nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân thì Luật đã đưa ra quy định này nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc quy định về giải mật đối với bí mật nhà nước thì pháp luật hiện hành về Luật Bảo vê bí mật nhà nước cũng có quy định về việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước nếu như xét thấy việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích, quốc gia dân tộc thì người đứng đầu cơ quan. Do đó, khi hết thời hạn bảo vệ mà Luật quy định nếu xét thấy việc giải mật gây nguy hại thì tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo vệ như nêu ở trên.
Đồng thời, dựa trên quy định tại Điều 12 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về việc Điều chỉnh độ mật. thì độ mật của tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác mà pháp luật quy định sẽ được điều chỉnh độ mật theo quy định sau:
“1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.
2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3. Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của đơn vị Công an nhân dân xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
4. Sau khi ban hành quyết định điều chỉnh độ mật, đơn vị Công an nhân dân điều chỉnh độ mật phải đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
5. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này quyết định điều chỉnh độ mật, đơn vị Công an nhân dân điều chỉnh độ mật phải
Đơn vị Công an nhân dân nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
6. Mẫu dấu điều chỉnh độ mật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA “.
Như vậy có thể thấy rằng điều chỉnh độ mật được định nghĩa là việc mà tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước so với tình hình thực tiễn.
Về thẩm quyền, điều chỉnh độ mật được xác định bởi người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Từ đó, việc xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
Về trình tự và thủ tục điều chỉnh độ mật được thực hiện theo như quy định tại khoản 4,5 Điều 12 Thông tư này như sau:
Bước 1: Ban hành quyết định điều chỉnh độ mật
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi có quyết định điều chỉnh độ mật thì việc xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật sẽ được tiến hành bởi Công an nhân dân điều chỉnh độ mật, Đồng thời thì Công an nhân dân điều chỉnh độ mật cũng cần phải thực hiện việc đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác để xác định điều này.
Việc điều chỉnh độ mật của cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện dựa trên “Mẫu dấu điều chỉnh độ mật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước”.
Bước 2: Thông báo
Đơn vị Công an nhân dân điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về việc người có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kêt từ thời gian quyết định điều chỉnh độ mật
Đơn vị Công an nhân dân nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, tuy vào mức độ nguy hiểm khi bí mật Nhà nước được giải mật mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định về việc giải mặt bí mật đó hay tăng độ mật, giảm độ mật với một bí mật Nhà nước. Theo đó, để xác định xem bí mật đó cần được bảo mật thời gian bao lâu thì cần phải dựa trên thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời việc điều chỉnh độ mật cũng cần phải dựa trên trình tự thủ tục giải mật được quy định ở trên. Để đảm bảo việc điều chỉnh độ mật đúng với quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ quy định về thời gia, về việc công bố quyết định điều chỉnh độ mật,…