Việc nghỉ ngơi là quyền cơ bản của người lao động trong quan hệ lao động, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp lí có giá trị cao. Vậy theo quy định pháp luật thời gian nghỉ ngơi được quy định như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Thời giờ nghỉ ngơi là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì thời giờ nghỉ ngơi là thời gian các chủ thể là người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong
Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã ghi nhận quyền làm việc và nghỉ ngơi của người lao động trong các văn bản có giá trị pháp lí cao. Cụ thể là quyền làm việc và nghỉ ngơi của người lao động đã được ghi nhận ở Hiến pháp – văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất ở các giai đoạn và rất nhiều các văn bản luật khác. Trong lĩnh vực lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được quy định cụ thể tại một chương độc lập trong
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam thì thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm các khoảng thời gian cụ thể như sau: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày là 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng. Không những thế, các bên có thể thoả thuận về việc người lao động nghỉ không hưởng lương. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể là người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật cụ thể như là: người lao động được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác theo đúng quy định pháp luật.
2. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động:
2.1. Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được hưởng lương:
Theo quy định của pháp luật nước ta, thì thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm:
– Thứ nhất: nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ. Đối với ca đêm ít nhất là 45 phút.
– Thứ hai: nghỉ chuyển ca pháp luật quy định ít nhất 12 giờ.
– Thứ ba: nghỉ hàng tuần ít nhất một ngày là 24 giờ liên tục.
– Thứ tư: nghỉ ngày lễ.
– Thứ năm: nghỉ hàng năm.
– Thứ sáu: nghỉ về việc riêng.
Như vậy, pháp luật lao động ghi nhận thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm các loại thời giờ cụ thể được nêu trên. Việc nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này thì người lao động vẫn được trả đủ số lương thao quy định của pháp luật.
2.2. Thời giờ nghỉ giữa ca:
Theo quy định của pháp luật lao động năm 2019 thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính cụ thể như sau:
– Các chủ thể là người lao động khi làm việc tám giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc từ sáu giờ đến bảy giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì sẽ được nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ và thời giờ nghỉ ngơi sẽ được tính vào giờ làm việc.
– Ngoài ra, đối với các chủ thể là người lao động làm việc trong ngày từ mười giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì sẽ được nghỉ thêm ít nhất nửa giờ tức là ba mươi phút tính vào giờ làm việc.
– Các chủ thể là người lao động khi làm việc ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút và thời giờ này được tính vào giờ làm việc.
Cần lưu ý rằng các chủ thể là người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác theo quy định pháp luật lao động.
2.3. Nghỉ hàng tuần:
Trong mỗi tuần lễ, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất một ngày tức là 24 giờ liên tục. Thông thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì các chủ thể là người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau nhưng phải đảm bảo người lao động được nghỉ một ngày trọn vẹn.
Trong trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cần phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng theo đúng quy định. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 4 ngày.
2.4. Các ngày nghỉ lễ, tết:
Trong một năm, các chủ thể là người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là mười ngày, cụ thể pháp luật quy định là những ngày sau đây:
– Thứ nhất: Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
– Thứ hai: Tết âm lịch: 5 ngày ( sẽ do người sử dụng lao động lựa chọn một ngày cuối năm và bốn ngày đầu năm âm lịch hoặc hai ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
– Thứ ba: Ngày Chiến thắng 30 – 4: 1 ngày ( tức ngày 30 tháng tư dương lịch).
– Thứ tư: Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày ( tức ngày 1 tháng 5 dương lịch).
– Thứ năm: Ngày Quốc khánh: 1 ngày (tức ngày 2 tháng 9 dương lịch).
– Thứ sáu: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày ( tức ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ được quy định cụ thể bên trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu các chủ thể là người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm một ngày quốc khánh và một ngày Tết cổ truyền dân tộc họ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.5. Nghỉ hàng năm:
Các chủ thể là người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.
Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục bao gồm:
– Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ được coi là thời gian công tác liên tục.
– Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật được coi là thời gian công tác liên tục.
– Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ được coi là thời gian công tác liên tục.
– Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được coi là thời gian công tác liên tục.
– Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường được coi là thời gian công tác liên tục.
Những người lao động khi nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì các chủ thể là người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó. Trong trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá ba tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động năm nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức cụ thể là: 12, 14 và 16 ngày. Pháp luật hiện hành quy định như sau:
– Thời gian nghỉ hàng năm là 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– Thời gian nghỉ hàng năm là 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
– Thời gian nghỉ hàng năm là 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
Thời gian đi đường sẽ không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, các chủ thể là người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về theo đúng quy định pháp luật.
2.6. Nghỉ việc riêng:
Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm mục đích chính là để giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá ba ngày lao động.
Các chủ thể là người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
– Các chủ thể là người lao động được nghỉ 3 ngày về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong khi kết hôn.
– Các chủ thể là người lao động được nghỉ 1 ngày về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong khi con kết hôn.
– Các chủ thể là người lao động được nghỉ 3 ngày khi bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết.
3. Quy định về Chế độ nghỉ không lương:
Trong cuộc sống hằng ngày, người lao động không thể tránh khỏi có công việc riêng mà xin nghỉ, pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện để người lao động có thể xin nghỉ để làm việc riêng của họ, trong đó có những ngày nghỉ vẫn được hưởng lương và ngoài ra còn có thể xin nghỉ không lương. Cụ thể tại Điều 116 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương có nội dung như sau:
Các chủ thể là người lao động có thể xin nghỉ không hưởng lương trong hai trường hợp sau đây:
– Thứ nhất là có công viêc liên quan đến công việc của người thân trong nhà đã được pháp luật quy định cụ thể.
– Thứ hai là do thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các quy định rất cụ thể về thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp của người lao động và đưa ra một hệ thống cơ sở pháp lí quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động cụ thể hoá chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị mình nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành.