Ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động cũng là một trong những lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, đây là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp bảo vệ an ninh gìn giữ an toàn xã hội. Vậy thời gian tuần tra trong ngày của lực lượng cảnh sát cơ động được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời gian tuần tra trong ngày của Cảnh sát cơ động?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh cảnh sát cơ động năm 2013 có quy định về cảnh sát cơ động. Theo đó, cảnh sát cơ động là lực lượng trực thuộc bộ phận công an nhân dân, cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò và chức năng quan trọng của mình, lực lượng cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thời gian tuần tra trong ngày của lực lượng cảnh sát cơ động. Tuy nhiên thông thường, lực lượng cảnh sát cơ động thường sẽ tuần tra vào ban đêm và chia theo ca như sau:
– Ca 01 bắt đầu từ 21h đến 1h sáng ngày hôm sau;
– Ca 02 bắt đầu từ 1h sáng ngày hôm sau đến 5h sáng.
Thời gian tuần tra trong ngày của lực lượng cảnh sát cơ động có thể linh hoạt hơn tùy vào thời tiết và điều kiện làm việc, vào mùa đông thì thời gian kết thúc tuần tra của cảnh sát lao động sẽ thay đổi, thông thường ca 01 sẽ là vào 2h sáng và thời gian bắt đầu tuần tra của ca 02 là từ 2h sáng.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế, lực lượng cảnh sát cơ động có thể huy động lực lượng để tuần tra và kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật từ 17.00, 18.00 hoặc 19.00 và kết thúc muộn hơn so với giờ thông thường.
2. Cảnh sát cơ động được bắt những lôi vi phạm giao thông nào?
Căn cứ theo quy định tại
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô và điều khiển các loại phương tiện khác tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ;
– Người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả xe máy điện và các loại xe khác tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm quy định về quy tắc an toàn giao thông đường bộ;
– Người điều khiển máy kéo, điều khiển các phương tiện xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ;
– Người điều khiển phương tiện xe đạp, người điều khiển phương tiện xe đạp máy, trong đó bao gồm cả xe đạp điện, người điều khiển phương tiện xe thô sơ khác thực hiện hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ;
– Người đi bộ vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ;
– Người điều khiển/dẫn dắt súc vật, điều khiển các loại xe súc vật kéo vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ;
– Thực hiện các hành vi vi phạm khác về quy tắc an toàn giao thông đường bộ, thực hiện các hành vi vi phạm quy định về vấn đề sử dụng và khai thác trong phạm vi đất dành cho người đi bộ;
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định về vấn đề quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng an toàn giao thông đường bộ;
– Người điều khiển phương tiện xe thô sơ thực hiện hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình tham gia giao thông;
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô chở khách/điều khiển phương tiện xe ô tô chở người và các loại phương tiện tương tự xe ô tô chở khách/chờ người thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;
– Người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vấn đề vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường và vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm;
– Hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thực hiện hành vi sản xuất hoặc bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái quy định pháp luật;
– Nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, các loại xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển hành khách du lịch có hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự an toàn giao thông;
– Hành khách đi xe có hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự an toàn giao thông, có hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép;
– Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt, vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt;
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định về xây dựng công trình và khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động khác ở vùng lân cận vi phạm quy định bảo vệ công trình đường sắt;
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định về vấn đề sử dụng và khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định về vấn đề sử dụng vé tàu giả và bán vé tàu trái quy định của pháp luật;
– Thực hiện các hành vi khác có liên quan đến an ninh trật tự an toàn giao thông đường sắt.
3. Cảnh sát cơ động có những quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật cảnh sát cơ động năm 2022 có quy định về quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động. Theo đó, lực lượng cảnh sát cơ động có các quyền hạn như sau:
– Sử dụng vũ khí, sử dụng vật liệu nổ, các loại công cụ hỗ trợ, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật cảnh sát cơ động năm 2022;
– Được quyền mang theo người các loại vũ khí, các loại vật liệu nổ, các loại công cụ hỗ trợ, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để thực hiện chức năng và nhiệm vụ thuộc một trong những trường hợp sau đây: Mục đích phòng chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp các đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng các loại vũ khí và vật liệu nổ, nhằm mục đích bảo vệ vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt, áp giải bị can/bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của bộ luật hình sự, sử dụng tàu bay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động riêng cho lực lượng cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc có tính chất phức tạp trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội;
– Ngăn chặn và vô hiệu hóa tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công hoặc có hành vi đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của lực lượng cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, trong khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
– Huy động người, phương tiện, các thiết bị dân sự của các cơ quan, cá nhân, tổ chức Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật cảnh sát cơ động năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp bản đồ, sơ đồ, thiết kế của công trình xây dựng, trụ sở, nhà ở, phương tiện, ngoại trừ các công trình xây dựng phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng hoặc trong khu quân sự hoặc các phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng, được phép vào trụ sở của các cơ quan/tổ chức/chỗ ở của các cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật cảnh sát cơ động năm 2022 với mục đích để phòng chống khủng bố/giải cứu con tin;
– Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013;
– Luật Cảnh sát cơ động 2022.
THAM KHẢO THÊM: