Tập sự đối với công chức, viên chức? Viên chức trong thời gian tập sự có đóng bảo hiểm xã hội không? Thời gian tập sự có được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng phụ cấp không?
Mỗi chúng ta đều biết, công chức, viên chức là một bộ phận vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực xã hội nước ta. Công chức, viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Chính vì vai trò to lớn đó mà Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức cả về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, chính trị. Pháp luật nước ta cũng có những quy định cụ thể đối với công chức, viên chức. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về tập sự đối với công chức, viên chức và thời gian tập sự có được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng phụ cấp không?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Tập sự đối với công chức, viên chức:
1.1. Thời gian tập sự đối với công chức, viên chức:
Thời gian tập sự đối với công chức:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ – CP đối với công chức, thời gian tập sự với công chức loại C là 12 tháng, công chức loại D là 6 tháng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý như sau:
+ Với người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 1/1/2010 thì được chuyển sang chế độ tập sự, thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị sẽ được tính vào thời gian tập sự.
+ Không tính vào thời gian tập sự với thời gian công chức nghỉ sinh theo chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm đau hoặc bị tạm giam, tạm giữ hay tạm đình chỉ công tác.
Thời gian tập sự đối với viên chức:
Theo Điều 27 Luật viên chức 2010 Thời gian tập sự đối với viên chức là từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc. Đối với mỗi chức danh nghề nghiệp của từng ngành, lĩnh vực sẽ có thời gian tập sự được quy định cụ thể khác nhau.
Ngoài ra, không tính thời gian tập sự đối với hai trường hợp cụ thể sau đây:
+ Viên chức đã có đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
+ Viên chức nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm đau từ 3 ngày trở lên, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác.
1.2. Nội dung tập sự đối với công chức, viên chức:
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, công chức, viên chức thực hiện tập sự với các nội dung sau đây, cụ thể:
– Khi tham gia tập sự, công chức, viên chức phải nắm vững quy định về quyền, nghĩa vụ của mình và những việc không được làm. Đồng thời hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác cũng như chức trách, nhiệm vụ của vị trí công việc được tuyển dụng.
– Trong thời gian tập sự, công chức, viên chức phải trao dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm đã được tuyển dụng.
1.3. Điều kiện để công chức, viên chức được miễn chế độ tập sự:
Để được miễn chế độ tập sự, công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Công chức, viên chức phải có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội với thời gian như sau:
+ Đối với công chức, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự.
+ Đối vớ viên chức phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên.
– Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của vị trí được tuyển dụng.
1.4. Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự:
Chế độ, chính sách đối với công chức được quy định tại Điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, viên chức tại Điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó:
– Công chức, viên chức được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng với công chức, viên chức; bậc 2 đối với người có trình độ thạc sĩ và bậc 3 đối với trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, công chức, viên chức trong thời gian tập sự còn được hưởng các khoảng phụ cấp theo quy định của pháp luật
– Công chức, viên chức được hưởng 100% mức lương và phụ cấp tương đương với trình độ đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Công chức, viên chức có nơi làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm.
+ Công chức, viên chức là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
2. Viên chức trong thời gian tập sự có đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung sau đây:
Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại đơn vị làm việc
Ngoài ra, theo Điều 27 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ tập sự có nội dung như sau:
– Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
– Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định:
– Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các thông tin về tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Các thông tin về họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng.
+ Các thông tin về công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc.
+ Các thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Các thông tin về loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc.
+ Các thông tin về tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có).
+ Các thông tin về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
+ Các thông tin về chế độ tập sự (nếu có).
+ Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động/
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Hiệu lực của hợp đồng làm việc.
+ Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các đối tượng sau:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, thì chế độ tập sự là chế độ bắt buộc đối với người trúng tuyển viên chức. Khi các đối tượng trúng tuyển viên chức thì đã được công nhận là viên chức và được ký hợp đồng làm việc đối với các cơ quan, tổ chức. Nội dung hợp đồng gồm quy định các chế độ đối với viên chức, chế độ tập sự, và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đã là viên chức thì thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Do đó viên chức dù đang trong thời gian tập sự thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian tập sự có được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng phụ cấp không?
Căn cứ Điều 2
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, chế độ chính sách đối với công chức tập sự như sau:
”Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, công chức trong thời gian tập sự vẫn được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Phụ cấp công vụ: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ như sau: Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
– Công tác phí.
Căn cứ Điều 12, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
+ Các cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Các cán bộ, công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Qua đó, ta nhận thấy, trong thời gian tập sự, công chức ngoài 85% mức lương vẫn được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng phụ cấp bao gồm các khoản: Công tác phí, phụ cấp công vụ. Đây là những quy định của pháp luật góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, tạo điều kiện tốt nhất cho công chức mới được tuyển dụng tập sự.