Tạm giữ, tạm giam hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự do người có thẩm quyền áp dụng cho các tội phạm. Vậy theo quy định hiện nay thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn phạt tù hay không?
Mục lục bài viết
1. Thời gian tạm giữ, tạm giam có được trừ vào thời hạn phạt tù hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn như sau:
– Tù có thời hạn là người bị kết án buộc phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức từ 03 tháng tới 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành phạt tù; 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
– Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội lần đầu nhưng ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Như vậy, thời gian tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Ví dụ nếu thi hành án 5 năm tù nhưng thời gian tạm giam lại hết 9 tháng thì thời hạn thi hành án phạt tù chỉ còn lại 51 tháng
2. Thời hạn tạm giam để điều tra là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
– Thời hạn để tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, đối với tội phạm nghiêm trọng không quá 03 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá 04 tháng.
– Đối với trường hợp một số vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nếu xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra sẽ phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
– Có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
– Có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
– Có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
– Có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng ối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy theo quy định nêu trên thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá 02 tháng,
– Đối với tội phạm nghiêm trọng không quá 03 tháng,
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với 04 tháng.
Nếu trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, mà cơ quan có thẩm quyền xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì thời gian chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam
3. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không?
Chào Luật sư, Tôi bị VKS khởi tố về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 và bị tạm giữ 8 ngày. Sau đó tôi được thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú. Do tôi có nhân thân tốt và phạm tội lần đầu cùng với đó là hành vi phạm tội của tôi thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Do đó thì tôi được Toà án xử phạt 6 tháng tù nhưng cho tôi hưởng án treo và thời gian thử thách 12 tháng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, đối với trường hợp của tôi thì thời gian thử thách có được trừ thời gian tôi bị tạm giam hay không?
Chào bạn, gửi bạn câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định như sau:
“Khi một người bị Tòa tuyên xử phạt tù không quá 03 năm, và căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu trường hợp xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án sẽ có quyết định cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo như quy định của Luật thi hành án hình sự.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì đối với mức phạt không quá 03 năm tù, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu Tòa án xét thấy rằng không cần phải chấp hành hình phạt tù thì người phạm tội sẽ được hưởng án treo. Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP trường hợp khi tuyên phạt án treo thì Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm .
Đối với việc có được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam đối với người được Tòa án tuyên hưởng án treo, ngày 06/5/2021, Tòa án nhân dân (
Theo đó, thì thời gian tạm giữ, tạm giam sẽ không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Nếu trường hợp trong thời gian thử thách mà họ phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì khi giải quyết Tòa án sẽ phải trừ thời gian họ đã bị tạm giữ, tạm giam này vào bản án đã cho hưởng án treo hoặc bản án mới.
4. Những trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt tù như sau:
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án được xem xét miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi cơ quan có thẩm quyền kết án thì bị kết án đã lập công;
+ Người cơ quan có thẩm quyền mắc bệnh hiểm nghèo;
+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó đã không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án sẽ có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tù đến 03 năm, hiện đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó đã không còn nguy hiểm gì cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh gia đình có kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu trường hợp đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người bi cơ quan có thẩm quyền kết án mà được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Bộ luật Hình sự năm 2015;
Công văn số 58/TANDTC-PC về việc xác định thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.