Công chứng viên có thể sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong một số trường hợp nhất định. Vậy thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về vấn đề tạm đình chỉ hành nghề công chứng. Theo đó, có thể nói, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi công chứng viên tiến hành thủ tục đăng ký hành nghề công chứng sẽ có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công chứng bên đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi công chứng viên thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề sẽ có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng viên trong hai trường hợp cơ bản sau: Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc công chứng viên đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng. Theo đó thì có thể thấy, thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định tối đa là 12 tháng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp sẽ có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với những đối tượng được xác định là công chứng viên khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau:
– Có quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, có bản án đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố công chứng viên không có tội;
– Không còn bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời, quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên phải được gửi cho công chứng viên theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó còn phải được gửi cho các tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên đó làm việc, phải được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Bộ tư pháp.
Theo đó có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định tối đa là 12 tháng.
2. Mức xử phạt công chứng viên vẫn tiếp tục hành nghề trong thời gian tạm đình chỉ:
Trong thời gian tạm đình chỉ hành nghề, nếu như công chứng viên vẫn tiếp tục hành nghề trong thời gian này thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng thẻ công chứng của người khác để hành nghề công chứng trái quy định của pháp luật, hoặc có hành vi hành nghề công chứng trong thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi hành nghề công chứng khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, có hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên trái quy định của pháp luật, có hành vi công chứng hợp đồng có công chứng giao dịch khi không có đầy đủ chữ ký của tất cả các chủ thể trong hợp đồng và giao dịch đó phải góp vốn hoặc nhận góp vốn thành lập và duy trì các tổ chức, duy trì hoạt động của văn phòng công chứng không đúng quy định của pháp luật.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, trong thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà công chứng viên vẫn hành nghề công chứng thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bắt buộc phải nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp mà chủ thể đó có được trong thời gian hành nghề tại thời điểm bị tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm, còn trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính tương tự giống cá nhân thì mức phạt tiền sẽ được xác định bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên. Theo đó, công chứng viên có các quyền cơ bản sau đây:
– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng trên thực tế;
– Được tham gia thành lập văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng;
– Được công chứng hợp đồng, công chứng giao dịch, công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật về công chứng;
– Đề nghị các cá nhân, đề nghị các cơ quan, đề nghị các tổ chức có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng;
– Được từ chối công chứng hợp đồng phải từ chối công chứng giao dịch phải từ chối công chứng bản dịch khi nhận đấy có hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, công chứng viên còn có một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc trong quá trình hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích đầy đủ cho người yêu cầu công chứng về quyền và lợi ích hợp pháp của họ, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của hoạt động công chứng, trong trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì cần phải giải thích cho người yêu cầu công chứng biết về lý do;
– Giữ bí mật về nội dung công chứng, chưa trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Tham gia hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp doanh làm việc trong văn phòng công chứng đó;
– Tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên phải chịu trach nhiệm và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm việc;
– Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, công chứng viên có các quyền và nghĩa vụ trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018;
–