Nghỉ hằng năm là một trong các quyền lợi quan trọng của người lao động, người lao động thường gọi là “phép năm”. Vậy thời gian nghỉ thai sản được tính hưởng phép năm không?
Mục lục bài viết
1. Thời gian nghỉ thai sản được tính hưởng phép năm không?
Điểm b khoản 1 Điều 5
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Điều này quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động bao gồm:
– Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn sẽ không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà pháp luật quy định được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó người lao động lại được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, qua các quy định trên, thời gian nghỉ hưởng
2. Cách giải quyết khi người sử dụng lao động không tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian được tính hưởng phép năm:
Như đã phân tích ở mục trên, thời gian nghỉ thai sản sẽ được tính hưởng phép năm cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động (không tính thời gian nghỉ thai sản là thời gian tính hưởng phép năm) thì người lao động nên giải quyết như sau:
2.1. Khiếu nại:
Khoản 1 Điều 5
– Người sử dụng lao động;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động;
– Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động không tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động thì người lao động có thể thực hiện thủ tục khiếu nại. Thủ tục khiếu nại khi người sử dụng lao động không tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được thực hiện như sau: khiếu nại lần đầu: người lao động gửi đơn khiếu nại tới người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết về tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động thì người lao động có thể trực tiếp khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu như người có thẩm quyền không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.
2.2. Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
Căn cứ Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019, các bên sẽ không phải bắt buộc thực hiện theo cách giải quyết này để giải quyết tranh chấp tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. Do đó, các bên (người lao động và người sử dụng lao động) có thể lựa chọn cách này hoặc không.
2.3. Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án:
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải theo 02 cách giải quyết trên, khi người lao động không được người sử dụng lao động tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian được tính hưởng phép năm có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi người lao động khởi kiện người sử dụng lao động về việc người sử dụng lao động không tính thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là thời gian được tính hưởng phép năm của người lao động, người lao động sẽ thực hiện việc khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
3. Số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng:
Như đã nói ở trên, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm. Số ngày nghỉ hằng năm mà người lao động được hưởng khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động là người khuyết tật;
– 14 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Lưu ý rằng, người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động vẫn được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương, nhưng số ngày nghỉ sẽ không được tính như đối với trường hợp Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động. Ở trường hợp này, số ngày nghỉ của người lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động cũng quy định về số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động có thâm niên làm việc. Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì tổng số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật lao động thì sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Tức là, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tính như sau:
– 13 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 15 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên;
– 15 ngày làm việc đối với người lao động là người khuyết tật;
– 15 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 17 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động.