Thời gian nghỉ thai sản có được tính thâm niên nghề không? Quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như thế nào?
Thời gian nghỉ thai sản có được tính thâm niên nghề không? Quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật Dương Gia tư vấn giúp trường hợp sau ạ. Trường tôi có giáo viên hết tập sự từ tháng 3/2011, đến tháng 3/2016 sẽ đủ 5 năm công tác để tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên theo quy định. Trong khoảng thời gian trên, giáo viên có nghỉ thai sản từ 10/2013 – 4/2014. Vậy thời gian nghỉ trên có được tính để hưởng phụ cấp thâm niên không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
“Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”
II. Giaỉ quyết vấn đề:
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dụcđể tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Trường hợp của giáo viên này có hai mốc thời gian cần xác định rõ: thời gian tập sự lần đầu và thời gian nghỉ thai sản. Các khoảng thời gian trên được xác định hưởng trợ cấp thâm niên như sau như sau:
Thứ nhất, thời gian tập sự:
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ- CP quy định những trường hợp không tính hưởng phụ cấp thâm niên nêu rõ:
Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu là thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
Như vậy, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên này bắt đầu từ khi hết tập sự.
Thứ hai, thời gian nghỉ thai sản:
Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ- CP Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên
Quy định này có nghĩa là thời gian nghỉ thai sản bình thường theo quy định vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, nếu có thời gian nghỉ vượt quá sẽ không tính thời gian nghỉ vượt quá.
Về thời gian nghỉ thai sản như thế nào là thời gian vượt quá?
Câu hỏi của bạn không nói rõ giáo viên nghỉ thai sản theo trường hợp cụ thể nào: Trong chế độ thai sản ở các trường hợp khác nhau sẽ có các thời gian nghỉ khác nhau.
Do thời gian nghỉ thai sản của giáo viên từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014, thời gian đó
– Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:
10 ngày nếu thai dưới một tháng;
20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng;
40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng;
50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian nghỉ chế độ sinh con
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ lao động- thương binh và xã hội ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
>>> Luật sư
– Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.
Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản trong khoảng thời gian quy định như trên vẫn được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian nghỉ vượt quá không được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.