Trong quá trình làm việc, vì những lý do khác nhau mà người lao động cần xin nghỉ. Vậy thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa là bao nhiêu ngày?
Mục lục bài viết
1. Thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa là bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật về lao động, người lao động và người sử dụng lao động được quyền thỏa thuận về các chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
– Trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: khi đó người lao động sẽ được nghỉ việc không hưởng lương 01 ngày, bên cạnh đó phải có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động.
– Ngoài ra, khi có nhu cầu muốn nghỉ, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đồng thời, Bộ lao động thương binh và xã hội cũng đã có Công văn số 3319/LĐTBXH-ATLĐ quy định hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể thời gian tối đa nghỉ không hưởng lương là bao lâu mà vấn đề này sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau.
Như vậy, hiện tại luật không có quy định thời gian tối đa được nghỉ việc không hưởng lương mà việc nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp nào người lao động được nghỉ có hưởng lương:
2.1. Ngày nghỉ lễ, tết:
Theo quy định tại Điều 112
– Nghỉ tết dương lịch: nghỉ 01 ngày vào ngày 01 tháng 01 dương lịch.
– Nghỉ tết âm lịch: nghỉ 05 ngày.
– Nghỉ ngày Chiến thắng: nghỉ 01 ngày vào ngày 30 tháng 4 dương lịch.
– Nghỉ ngày Quốc tế lao động: nghỉ 01 ngày vào ngày 01 tháng 5 dương lịch.
– Nghỉ Quốc khánh: nghỉ 02 ngày vào ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau.
– Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương: nghỉ 01 ngày vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Lưu ý: đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ, ngoài những ngày nghỉ theo quy định như trên.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số vấn đề liên quan đến ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
– Trường hợp ngày nghỉ ngày nghỉ lễ, tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần, khi đó người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp (căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 111
– Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và lễ Quốc khánh dựa trên điều kiện cũng như tình hình thực tế (căn cú khoản 3 Điều 11 Bộ luật lao động năm 2019).
2.2. Nghỉ phép hằng năm:
Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ có phép năm theo quy định. Và khi nghỉ có phép năm thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Phép năm được quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động 2019 như sau:
– Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: được 12 ngày phép năm.
– Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được 14 ngày phép năm.
– Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được 16 ngày phép năm.
Những ngày phép năm trên áp dụng đối với trường hợp người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động.
Còn nếu như người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ tính tương ứng theo tỷ lệ với số tháng làm việc.
2.3. Nghỉ việc riêng có hưởng lương:
Trong những trường hợp sau đây khi người lao động nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương, cụ thể bao gồm:
– Nghỉ 03 ngày khi kết hôn.
– Nghỉ 01 ngày khi con đẻ, con nuôi kết hôn.
– Nghỉ 03 ngày khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
(căn cứ khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019).
3. Người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết được tính tiền lương thế nào?
Theo quy định, đối với những ngày nghỉ lễ, tết là ngày người lao động được nghỉ làm những vẫn được hưởng nguyên lương.
Do đó, nếu như trường hợp người lao động nghỉ vào những ngày nghỉ lễ, tết có nhu cầu đi làm thì tiền lương sẽ phải chi trả khác, cụ thể như sau:
* Đối với người lao động hưởng lương theo ngày:
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019, trường hợp người lao động hưởng lương theo ngày làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì ngoài khoản tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đó, người lao động sẽ được chi trả thêm ít nhất bằng 300%.
* Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian, khi làm thêm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường thì sẽ được tính lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.
Theo đó:
– Với trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ: người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày khi làm việc vào những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
(căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
* Đối với trường hợp người lao động làm việc và hưởng lương theo sản phẩm:
Khi người lao động làm thêm giờ ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động thì sẽ được trả lương làm thêm giờ, cụ thể:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.
Theo đó:
Khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
4. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương và hướng dẫn viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty(1)……;
– Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự (2);
– …………;
Tôi tên là: ………….
Sinh ngày: ………….
Chức vụ: ………….. Tại (3): ………..
Điện thoại liên lạc: …………….
Nay tôi làm đơn này xin phép (4)………. cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày (5)…./…./….. đến ngày …./…./…..
Lý do nghỉ phép (6): …………..
Tôi đã bàn giao đầy đủ công việc của mình cho (7)………….. trong toàn bộ thời gian nghỉ phép.
Các công việc được bàn giao (8):
-………….
-…………..
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc ngay sau khi hết thời gian xin nghỉ phép nêu trên, nếu không tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……, ngày…..tháng…..năm 2023
Người làm đơn (9)
(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/…. nơi người lao động đang làm việc.
(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.
(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình…).
(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.
(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.
(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 mới nhất.