Thời gian làm việc? Thời gian làm thêm giờ? Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động? Xử phạt hành vi không tuân thủ thời gian làm việc cho người lao động? Thời gian làm việc đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại?
Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động luôn là bên yếu thế và dễ bị chịu thiệt thòi trong quá trình lao động. Do đó pháp luật lao động có những quy định để tránh quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng trong đó bao gồm quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc và bắt buộc hai bên phải thực hiện theo đúng quy định của luật. Tuy nhiên mỗi một công ty, doanh nghiệp có quy định về khung thời gian làm việc khác nhau, cũng như khung giờ nghỉ ngơi của người lao động khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo quy định chung của luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động cần nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật.
– Người lao động: Theo quy định của khoản 1 Điều 3
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt thì người lao động có thể dưới 15 tuổi.
– Người sử dụng lao động bao gồm: các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, hợp tác xã có hoạt động thuê, mướn, sử dụng người lao động theo chế độ
Mục lục bài viết
1. Thời gian làm việc:
– Một là, thời gian làm việc bình thường:
+ Thông thường thời gian làm việc bình thường của người lao động được quy định tại trong một ngày cao nhất là 8 giờ và trong một tuần lễ cao nhất là 48 giờ.
+ Đối với thời giờ làm việc thì người sử dụng lao động có quyền quy định công việc của người lao động làm theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần;
Đối với trường hợp làm việc theo tuần thì người lao động làm việc bình thường không được quá 10 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong một tuần;
Mặc dù được người sử dụng được quyền lựa chọn thời giờ làm việc cao nhất là 48 giờ trong tuần nhưng Nhà nước ta khuyến khích thực hiện tuần làm việc 40 giờ để đảm bảo về mặt sức khỏe cũng như quyền, lợi ích của người lao động.
– Hai là, thời gian làm việc ban đêm:
Giờ làm việc ban đêm trong ngày được tính từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
2. Thời gian làm thêm giờ:
– Điều kiện làm thêm giờ:
+ Việc làm thêm giờ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động;
+ Đảm bảo số giờ làm thêm theo quy định;
+ Đảm bảo khoảng thời gian nghỉ bù cho người lao động, cụ thể: Thời gian nghỉ bù được xác định khi người lao động làm thêm giờ trong bảy ngày liên tục trong tháng thì sẽ được nghỉ bù cho khoảng thời gian không được nghỉ hoặc phải tiến hành trả tiền lương cho thời gian không nghỉ bù như tiền lương làm thêm giờ;
– Thời gian làm thêm giờ:
+ Trong một ngày không được làm quá 50% số giờ làm việc bình thường; Đối với các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ hằng tuần thì thời gian làm thêm giờ được tăng lên không quá 12 giờ;
+ Trong một tuần thì thời gian làm thêm giờ cộng dồn với giờ làm việc bình thường không được quá 12 giờ;
+ Trong một tháng không được quá 30 giờ;
+ Trong một năm thời gian làm thêm giờ cao nhất là 200 giờ, tuy nhiên nếu trong trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì thời gian làm thêm giờ trong năm cao nhất là 300 giờ, cụ thể bao gồm các công việc như sau: cấp, thoát nước; hoạt động sản xuất hoặc gia công sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm ngành da giày, dệt may, ngành viễn thông, chế biến nông, lâm, thủy sản; hoạt động sản xuất, cung cấp điện, ngành lọc dầu và các công việc cấp bách không thể tiến hành trì hoãn;
– Ngoài các trường hợp nêu trên, người lao động còn phải làm thêm giờ nếu thuộc các trường hợp đặc biệt sau đây:
+ Khi có lệnh động viên, huy động nhân lực để nhằm thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong tình trạng được xác định là khẩn cấp;
+ Làm thêm giờ để thực hiện các công việc quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ tài sản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
3. Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động:
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại Mục 2 Chương VII Bộ luật lao động 2019, cụ thể bao gồm các chế độ sau:
– Một là, thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc hàng ngày:
Được nghỉ ít nhất 30 phút khi người lao động làm việc liên tục 08 giờ làm việc bình thường được coi là nghỉ giữa giờ.
Được nghỉ giữa giờ 45 phút trở lên khi làm việc vào ban đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc.
Được nghỉ 12 giờ trở lên khi chuyển sang ca làm việc khác.
– Hai là, thời gian nghỉ hàng tuần:
Một tuần người lao động phải được nghỉ từ 24 giờ liên tục trở lên hoặc một tháng được nghỉ ít nhất bốn ngày. Đối với những ngày này sẽ do người sử dụng lao động quyết định vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy và phải được ghi vào nội quy lao động của công ty.
– Ba là, thời gian nghỉ hàng năm:
+ Điều kiện để được nghỉ hàng năm là khi người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại một người sử dụng lao động nhất định.
+ Thời gian nghỉ hàng năm và được hưởng nguyên lương cụ thể là 12 ngày làm việc đối với trường hợp điều kiện làm việc bình thường; 14 ngày đối với người lao động là người chưa đủ 18 tuổi, người khuyết tật hoặc người làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại và những người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; 16 ngày nghỉ hàng năm khi công việc người lao động làm là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi làm việc có điều kiện sinh sống đặc biệt khó khăn;
+ Các ngày nghỉ hàng năm nếu trên người sử dụng lao động quy định cụ thể ngày nghỉ và trước khi nghỉ phải thông báo với người lao động, có thể nghỉ một lần liên tục hoặc chia thành nhiều lần trong năm hoặc gộp các năm lại thành một lần tối đa là ba năm. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho người lao động ở xa mà tổng số ngày đi lại từ hai ngày trở lên thì đối với ngày đi đường thứ ba người lao động sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm nêu trên nhưng chỉ được áp dụng một lần trong năm;
+ Người lao động còn được cộng thêm một ngày nghỉ hàng năm nếu làm năm năm liên tục cho một người sử dụng lao động.
– Bốn là, tiền lương và tạm ứng tiền lương cho những ngày nghỉ hàng năm:
+ Đối với những các ngày nghỉ hàng năm mà người lao động được quyền nghỉ nhưng không nghỉ hoặc không nghỉ hết thì người lao động được hưởng tiền lương cho những ngày chưa nghỉ do bị mất việc làm, do thôi việc hoặc do các lý do khác;
+ Đối với những ngày nghỉ hàng năm thì trước khi nghỉ người lao động được tạm ứng 50% mức tiền lương của những ngày nghỉ và có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về tiền tàu xe cũng như tiền lương trong những ngày đi đường ngoài những ngày nghỉ hàng năm nếu sinh sống hoặc làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới và hải đảo;
Như vậy người lao động được pháp luật quy định tạo các điều kiện nhất định để hạn chế nhất về vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp
4. Xử phạt hành vi không tuân thủ thời gian làm việc cho người lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi có phải Luật lao động của Việt Nam mình quá lỏng hay sao vậy chứ làm gì có công ty làm hành chính từ 8h đến 5h là hết giờ nhưng không bao giờ được như vậy là sao bọn em phải làm từ 7h sáng đến 21h tối là sao?
Luật sư tư vấn:
* Quy định thời giam làm việc:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 thì tổng thời gian cả làm thêm giờ và làm chính thức của người lao động không được quá 12 giờ/ngày.
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động 2019 đối với người lao động làm việc từ 06 giờ liên tục trở lên sẽ được nghỉ giữa ca 30 phút.
Theo thông tin bạn trình bày thì bạn phải làm việc từ 07 giờ sáng đến 21 giờ tối nhưng không rõ trong đó công ty sắp xếp thời gian bạn nghỉ ngơi là bao nhiêu, nếu không đảm bảo theo quy định trên thì công ty đã làm sai.
Trường hợp này bạn có quyền làm đơn tố cáo công ty đến Thanh tra Sở Lao động, Thương binh – Xã hội để được giải quyết. Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định của Điều 18, nghị định 22/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
5. Thời gian làm việc đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp em. Em đang làm việc tại công ty chuyên sản xuất ô tô, công việc hiện tại của em là thợ sơn trong dây chuyền sản xuất ô tô, trước đây em làm việc thời gian như sau: ca 1 từ 6h00 – 14h00. Ca 2 từ 14h00 – 22h00 (được nghỉ 30 phút tính vào thời gian làm việc). Mới đây công ty em bắt buộc làm theo thời gian mới như sau: Ca 1 từ 5h15 – 14h00. Ca 2: từ 13h50 – 22h35 (mỗi ca được nghỉ 45 phút ăn cơm không tính vào thời gian làm việc) và không được tính là thời gian làm thêm giờ. Riêng bộ phận sơn của em là làm việc trong môi trường độc hại được bổ sung trong danh mục độc hại của Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH trong đó có ngành sản xuất ô tô. Hiện tại chúng em làm việc với thời gian nêu trên như vậy là công ty có làm đúng với Bộ luật lao động 2019 không? Chúng em rất mong luật sư tư vấn giúp em. Trân trọng kính chào luật sư.
Luật sư tư vấn:
Như bạn trình bày, bạn là thợ sơn trong dây chuyền sản xuất ô tô. Theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ( loại VI, V) và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) của Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
9 | Sơn phun trong dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy. | Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ |
Như vậy, nghề của bạn đang làm là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thời giờ làm việc bình thường hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019.
Hiện nay công ty bạn làm việc buộc người lao động phải làm ca 1: từ 5 giờ 15 phút đến 14 giờ, ca 2: từ 13 giờ 50 phút đến 22 giờ 35 phút như vậy thời gian làm việc là 8h45p/ca. Tuy nhiên, 8h45p/ca như vậy có thể bao gồm cả thời gian làm thêm được quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2019.
Theo như bạn trình bày, thời gian làm việc là 2 ca: Ca 1 từ 5h15 – 14h00. Ca 2: từ 13h50 – 22h35 (mỗi ca được nghỉ 45 phút ăn cơm không tính vào thời gian làm việc) và không được tính là thời gian làm thêm gi, như vậy thời gian làm theo ca này không bao gồm thời gian làm thêm giờ thì đơn vị bạn áp dụng ca làm việc như trên là không phù hợp theo quy định Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp chế độ làm việc theo tuần.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo tới Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty bạn có trụ sở để giải quyết.