Thời gian giam giữ các tàu cá đánh bắt trái phép trên vùng biển nước ngoài. Hợp tác quốc tế về biển.
Thời gian giam giữ các tàu cá đánh bắt trái phép trên vùng biển nước ngoài. Hợp tác quốc tế về biển.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư em có một thắc mắc muốn hỏi đó là anh em có đi tàu biển qua Indonesia đánh bắt cá trái phép không có hợp đồng, nhưng bị cảnh sát Indonesia bắt giữ ngày mùng 6 tháng 5 âm lịch, anh em là chủ tàu vừa là tài công nhưng đã có người đứng ra nhận dùm tài công, giờ anh em đang ở chung với nhóm bạn thuyền viên. Giờ thuyền viên đã về Việt Nam nhưng anh em vẩn chưa được về, cho em hỏi thời gian bao lâu anh em được về có 1 tàu bà con của em cũng bị bắt cùng ngày nhưng 1 tuần nữa họ được phép về. Cho em hỏi lúc đó anh của em có được về không? Chị em đã qua bên đó và có mang theo một số tiền lớn họ nói vì thấy chị em có tiền nên họ làm này kia để kiếm tiền, em hoang mang lắm. Em cám ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 6 Luật biển Việt Nam 2012 quy định hợp tác quốc tế về biển như sau:
"1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, theo quy định pháp luật, Việt Nam sẽ hợp tác quốc tế trên các vùng biển lân cận để bảo vệ chủ quyền về biển đồng thời nếu các ngư dân của Việt Nam có hành vi khai thác trái phép tài nguyên thì Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để giải quyết.
Về việc anh bạn sang vùng biển Indonexia đánh bắt cá trái phép mà không được cấp phép của nước sở tại khai thác thủy hải sản là hành vi vi phạm, trái quy định pháp luật và pháp luật quốc tế.
Indonesia có chính sách rất rõ ràng với các ngư dân đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của họ, chính sách từ chính quyền trung ương của Indonesia rất cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền nên các ngư dân đánh bắt bất hợp pháp sẽ bị bắt giữ. Mục tiêu trừng phạt của họ thường là thuyền trưởng và tài công, những người trực tiếp cho tàu cá xâm phạm chủ quyền. Các ngư dân khác được xác định là những người có tội rất nhẹ nên sẽ sớm được trao trả sớm hơn, đó là lý do vì sao thuyền viên của anh bạn đã được thả mà anh bạn vẫn còn bị giữ lại.
Về việc anh bạn bao giờ sẽ được thả tùy thuộc quy định của Indonexia, pháp luật Việt Nam không điều chỉnh bởi sự việc xảy ra tại Indonexia: do mức độ mà anh bạn vi phạm chủ quyền trên vùng biển của Indonexia, do pháp luật và Tòa án Indonexia quy định, phía cơ quan ngoại giao Việt Nam chỉ tác động xử lý vụ việc trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Indonesia,…