Phụ cấp thu hút là một trong những khoản chi trả dành cho những đối tượng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy đang trong thời gian biệt phái có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là biệt phái?
Đối với công chức, biệt phái được hiểu là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ (căn cứ khoản 12 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức). Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định.
Đối với viên chức, biệt phái được hiểu là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Việc quyết định viên chức biệt phái sẽ thuộc thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút:
Căn cứ Điều 2
– Cán bộ, công chức, viên chức bao gồm cả người tập sự trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã.
– Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân.
– Đối tượng là người làm việc theo chế độ
– Đối tượng là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định.
3. Thời gian biệt phái có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Theo quy định tại Điều 4
Và mức hưởng phụ cấp thu hút này chỉ được áp dụng đối với khoảng thời gian thực tế làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm.
Như vậy, nếu như công chức, viên chức biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm thì sẽ được hưởng mức phụ cấp thu hút như trên.
4. Công chức, viên chức biệt phái trong các trường hợp nào?
* Đối với viên chức:
Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Khi cần thực hiện các công việc giải quyết trong một thời gian nhất định.
– Có nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
Lưu ý: Thời gian biệt phái viên chức sẽ không quá 03 năm và không được biệt phái viên chức đối với nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy, chỉ biệt phái viên chức trong 02 trường hợp và không thực hiện với các đối tượng viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Pháp luật quy định khoảng thời gian biệt phái là 3 năm là khoảng thời gian hợp lí để đảm bảo cho viên chức hòa nhập và hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức mà mình được cử đi làm việc. Tuy nhiên trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
(căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).
Các quyền lợi mà viên chức được hưởng khi biệt phái như sau:
– Được chi trả đầy đủ các khoản tiền lương cho viên chức trong thời gian biệt phái.
– Đối với viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: được hưởng các chính sách hỗ trợ trên cơ sở quy định của Chính phủ.
– Viên chức trở về đơn vị cũ công tác khi hết thời hạn biệt phái.
– Khi viên chức hết thời hạn biệt phái, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm sao cho phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
Theo đó, để đảm bảo sự công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp mà một viên chức khi thực hiện biệt pháp. Pháp luật đã có những quy định về tiền lương, quyền lợi cũng như chính sách hỗ trợ thêm khi viên chức đến nơi biệt phái.
Ngoài ra, nhằm ngăn chặn không nhận viên chức sau khi hết hạn biệt phái, pháp luật còn quy định thêm về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
* Đối với công chức:
Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Khi cần thực hiện các công việc giải quyết trong một thời gian nhất định.
– Có nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
(căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
Khi biệt phái công chức, chính sách đối với công chức được quy định như sau:
– Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương cho công chức đầy đủ.
– Phải bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
– Đối với công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: chính sách được hưởng theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục biệt phái công chức, viên chức:
* Đối với công chức:
– Trước tiên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến về việc biệt phái công chức.
– Ra quyết định biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi ra quyết định biệt phái công chức.
* Đối với viên chức:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định biệt phá viên chức.
Đối với viên chức được cử biệt phái thì trong quá trình biệt phái này chịu sự quản lí của cơ quan, đơn vị cử biệt phái và cơ quan, đơn vị tiếp nhận.
+ Đối với cơ quan, đơn vị tiếp nhận khi tiếp nhận, khi viên chức trong thời gian biệt phái thì chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp nhận. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
+ Đối với cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái. Có nghĩa là kể cả trong khoảng thời gian biệt phái, viên chức không còn làm việc tiếp tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công cập cử đi nhưng vẫn phải chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan, đơn vị này.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức.
Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.