Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ vô cùng quan trọng được Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể sử dụng để rút ra những chứng cứ chứng minh tội phạm và giải quyết vụ án. Vậy thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng được xác định là khi nào?
Mục lục bài viết
1. Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng là khi nào?
Trước hết, vật chứng trong vụ án hình sự được giải thích cụ thể tại Điều 89 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, theo đó vật chứng là khái niệm để chỉ vật được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội, các vật mang dấu vết của tội phạm, vật được xác định là đối tượng của tội phạm, có thể là tiền hoặc các vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và có giá trị chứng minh người phạm tội, có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về xử lý vật chứng. Như sau:
-
Việc xử lý vật chứng sẽ do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao chức năng và nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; việc xử lý vật chứng do Viện kiểm sát quyết định trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; việc xử lý vật chứng sẽ do Chánh án Tòa án quyết định trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; hoặc việc xử lý vật chứng sẽ do Hội đồng xét xử quyết định trong trường hợp vụ án đã được đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về quá trình xử lý vật chứng bắt buộc phải được ghi nhận vào biên bản;
-
Vật chứng được xử lý cụ thể như sau: Đối với những vật chứng là công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, vật chứng là những vật cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì vật chứng đó sẽ bị tịch thu phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc có thể bị tiêu hủy; đối với những vật chúng được xác định là tiền bạc hoặc vật chứng là tài sản cho người phạm tội có được từ hành vi vi phạm pháp luật thì vật chứng đó sẽ bị tịch thu phải nộp vào Ngân sách nhà nước; đối với những vật chứng không có giá trị hoặc vật chứng không sử dụng được thì sẽ bị tịch thu và bị tiêu hủy;
-
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền sẽ có quyền như sau: Có quyền trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tài sản đã tạm giữ tuy nhiên không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc trả lại cho người quản lý hợp pháp tài sản đó; có quyền trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc trả lại ngay vật chứng cho người quản lý hợp pháp trong trường hợp xét thấy việc trả lại đó không ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ án và quá trình thi hành án; vật chứng là loại màu hồng hoặc vật chứng là loại tài sản khó bảo quản thì có thể sẽ được bán theo quy định của pháp luật, trong trường hợp không bán được thì cần phải tiêu hủy; vật chứng là động vật hoang dã hoặc vật chứng là thực vật ngoại lai khi ngay sau khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền cần phải giao cho cơ quan quản lý chuyên môn để xử lý theo quy định của pháp luật;
-
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với các loại vật chứng thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, vật chứng trong vụ án hình sự được xem là vật được sử dụng để làm công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, tiền hoặc các vật khác có giá trị chứng minh tội phạm, chứng minh người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng được xác định như sau:
-
Khi đình chỉ vụ án;
-
Vụ án đã đưa ra xét xử.
Và vào mỗi thời điểm khác nhau thì thẩm quyền ra quyết định xử lý vật chứng cũng được quy định khác nhau.
2. Thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án và thẩm quyền xử lý vật chứng cũng sẽ thuộc về các chủ thể khác nhau. Bao gồm:
-
Thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp vụ án đã được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
-
Thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Viện kiểm sát trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
-
Thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Chánh án Tòa án trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
-
Thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Hội đồng xét xử trong trường hợp vụ án đã được đưa ra xét xử.
Đồng thời, việc thi hành quyết định về vấn đề xử lý vật chứng cần phải được ghi nhận vào biên bản.
3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng để mất mát, hư hỏng thì có bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề bảo quản vật chứng. Theo đó:
(1) Vật chứng bắt buộc phải được bảo quản nguyên vẹn, không được để vật chứng lẫn lộn, hư hỏng hoặc mất mát. Việc bảo quản vật chứng sẽ được thực hiện như sau:
+ Vật chứng cần phải được niêm phong thì bắt buộc phải niêm phong vật chứng đó ngay sau khi thu thập được. Quá trình niêm phong vật chứng, mở niêm phong vật chứng cần phải lập bằng biên bản và đưa vào thành phần hồ sơ vụ án hình sự. Quá trình niêm phong vật chứng, mở niêm phong vật chứng cần phải được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ;
+ Vật chứng được xác định là tiền, bạc, vàng, kim khí quý, đá quý, chất nổ, chất cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ, các loại vũ khí quân dụng thì cần phải được đem đi giám định và cần phải được chuyển ngay cho Kho bạc nhà nước hoặc các cơ quan chuyên trách để bảo quản. Nếu vật chứng được xác định là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ tuy nhiên có lưu dấu vết của tội phạm thì cần phải tiến hành niêm phong theo quy định của pháp luật; đối với những vật chứng được xác định là vi khuẩn gây hại, bộ phận cơ thể người, mẫu máu, mẫu mô và các mẫu vật khác trên cơ thể người thì cần phải được bảo quản tại các cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
+ Đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản và lưu giữ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải giao các loại vật chứng đó cho chủ sở hữu hoặc giao cho người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc giao cho người thân thích của họ hoặc giao cho chính quyền địa phương, cơ quan và tổ chức nơi có vật chứng bảo quản theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp cứ hỏng hoặc mất mát;
+ Đối với những vật chứng thuộc loại dễ hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có quyền ra quyết định bán vật chứng theo quy định của pháp luật, sau khi bán vật chứng thì số tiền thu được sẽ được chuyển về tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc nhà nước để quản lý;
+ Vật chứng sau khi được đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cần phải được bảo quản theo quy định của pháp luật, khi đó Cơ quan công an nhân dân, cơ quan Quân đội nhân dân, cơ quan được giao chức năng và nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra và truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản vật chứng trong giai đoạn thi hành án và giai đoạn xét xử.
(2) Người có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản vật chứng tuy nhiên để bật chuẩn bị hư hỏng, mất mát, phá hủy niêm phong, tiêu dùng vật chứng trái quy định, sử dụng trái phép vật chứng, đánh tráo, chuyển nhượng, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm khác nhau có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp sửa đổi, thêm, bớt, hủy, làm hư hỏng, đánh tráo vật chứng của vụ án hình sự nhằm mục đích làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự thì cần phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, người có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong vụ án hình sự để hư hỏng, mất mát vật chứng thì có thể bị:
-
Xử lý kỷ luật;
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
-
Nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
THAM KHẢO THÊM: