Quy định của pháp luật về mức tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí? Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng? Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho những người không còn tham gia quan hệ lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu được bởi bất cứ người lao động nào cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ BHXH.Từ ngày 01/01/2021 người lao động được hưởng chế độ hưu trí như thế nào? Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng ra sao?
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về mức tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
- Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với 15 đầu đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.
- Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.
Theo Điều 7,
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội .
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ sẽ được tính khác nhau.
2. Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng:
Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam:
- Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/2021 – 31/12/2021: Tham gia bảo hiểm xã hội đủ 19 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
- Nếu nghỉ hưu trong từ 1/1/2022 trở đi: Tham gia bảo hiểm xã hội đủ 10 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Lưu ý: Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.
Đối với Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì lao động từ đủ 55 tuổi trở lên, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến 20 năm.
Ngoài ra: người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được phép đóng bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu (tối đa 6 tháng) một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất (tính đóng tổng mức đóng của cả người lao động và doanh nghiệp trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ hưu). Người lao động được hưởng chế độ hưu trí từ tháng đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Ông A làm việc trong môi trường bình thường, tính đến ngày 01/01/2018, ông có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Muốn được hưởng lương hưu, ông phải đóng thêm 5 tháng bảo hiểm nữa.
Căn cứ theo quyết định 595 : Ông A được phép đóng thêm bảo hiểm xã hội cho đủ 20 năm để nhận lương hưu, tối đa không quá 6 tháng. Vậy, ông A có thể đóng thêm 5 tháng bảo hiểm xã hội nữa và bắt đầu nhận lương hưu từ tháng 6/2018 nếu nghỉ (thời điểm đã hoàn thành đóng 5 tháng bảo hiểm xã hội còn thiếu).
Nếu trong trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/06/2018: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi.
Trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 60 tuổi 3 tháng.
Trường hợp ông A dự kiến nghỉ hưu từ ngày 01/01/2024: độ tuổi nghỉ hưu để tính mức hưởng lương hưu của ông là 61 tuổi.
Thời điểm nghỉ hưu | Lao động nam | Lao động nữ |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 | 45% + (X-15)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | 45% + (X-15)x 3% – số năm về hưu trước tuổi x 2% |
Từ 1/01/2018 | 45% + (X-16)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | 45% + (X-15)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% |
Từ 1/01/2019 | 45% + (X-17)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | Như trên |
Từ 1/01/2020 | 45% + (X-18)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | Như trên |
Từ 1/01/2021 | 45% + (X-19)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | Như trên |
Từ 1/01/2022 | 45% + (X-20)x 2% – số năm về hưu trước tuổi x 2% | Như trên |
**Ví dụ áp dụng:
Bà Nguyễn Thị M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1967, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/03/2021. Biến động tiền lương của bà M trước khi nghỉ hưu như sau:
– Từ tháng 01/1992 đến tháng 12/1996 (5 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
– Từ tháng 01/1997 đến tháng 12/2006 (10 năm ) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
– Từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2020 (15 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Tại ngày 01/03/2021, bà M đã 54 tuổi, đủ điều kiện nghỉ hưu.
Mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu của bà M được tính bằng: tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (tính từ tháng 01/1992 đến tháng 12/1996 và từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2021) và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động quyết định/ 360 tháng
Tỷ lệ lương hưu bà M được hưởng bằng: 45% + (30-15) x 2% = 75%
Vậy: số tiền lương hưu một tháng bà M được hưởng bằng 75% mức tiền lương bình quân tháng tính hưởng lương hưu. Bà M bắt đầu nhận lương hưu từ ngày 01/03/2021.
Đặc biệt nếu trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội:
Sau khi xác định tỷ lệ hưởng lương hưu, để tính lương hưu, bạn cần xác định thành phần còn lại trong công thức: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiể xã hội.
Căn cứ theo Điều 9,
Người lao động thực hiện chế độ tiền lương của Nhà nước
Nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:
- Trước ngày 1/1/1995: Tính theo 5 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/1995 – ngày31/12/2000: Tính theo 6 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/2001 – ngày 31/12/2006: Tính theo 8 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/2007- ngày 31/12/2015: Tính theo 10 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/2016 – ngày 31/12/2019: Tính theo 15 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 01/01/2020 -ngày 31/12/2024: Tính theo 20 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
- Từ ngày 1/1/2025 trở đi: Tình bằng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội vừa theo chế độ tiền lương của Nhà nước, vừa theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính chung theo các thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: thời gian công tác ở cấp xã đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội, được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên thì mức tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được lấy theo mức cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… hoặc theo mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đã nêu ở phần trên nếu thuộc đối tượng công an, quân đội.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội trước 1/1/2004 theo chế độ tiền lương Nhà nước, hưởng bảo hiểm xã hội từ 1/1/2016 trở đi
Tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
Lao động đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghề nhưng chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề
Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu và cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội có phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.
Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động từ 1/1/2021. Bước sang năm 2021, nhiều quy định về chế độ hưu trí sẽ có sự điều chỉnh, người lao động cần nắm vững quy định để tính hưởng quyền lợi khi nghỉ hưu.