Quy định của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng. Quy định của pháp luật về thời điểm giao kết hợp đồng. Các trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận đề nghị giao kết như thế nào? Bên đề nghị giao kết hợp đồng có được thay đổi hay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng:
- 2 2. Quy định của pháp luật về thời điểm giao kết hợp đồng:
- 3 3. Các trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
- 4 4. Bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận đề nghị giao kết như thế nào?
- 5 5. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có được thay đổi hay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng không?
1. Quy định của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng:
1.1. Các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 385
Cũng theo quy định tại
–
– Hợp đồng trao đổi tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Hợp đồng thuê tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Hợp đồng mượn tài sản theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Hợp đồng về quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất…theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015;
–
– Hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015;
Ngoài ra còn một số loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng.
1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng:
Hợp đồng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận, bày tỏ ý chí và quan điểm thống nhất của các bên trong một quan hệ dân sự. Việc giao kết hợp đồng là việc các bên cùng nhau ký kết hợp đồng, thể hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên đảm bảo tuân thủ theo thỏa thuận cũng như tuân thủ các quy định, quy tắc chung mà pháp luật đặt ra trong giao dịch nói chung.
Giao kết hợp đồng được hiểu là hoạt động của các bên thể hiện sự bày tỏ quan điểm và thống nhất quan điểm với nhau về việc xác lập, chấm dứt và thay đổi các quyền cũng như nghĩa vụ được xác lập trong hợp đồng mà hai bên ký kết.
Việc giao kết hợp đồng phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố như:
– Giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực và thiện chí, hợp tác giữa các bên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Các bên tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Quy định của pháp luật về thời điểm giao kết hợp đồng:
2.1. Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?
Thời điểm giao kết hợp đồng được hiểu là thời điểm mà hợp đồng của hai bên xác lập là đã giao kết.
Chẳng hạn như thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản được xác định là khi các bên đã ký vào văn bản hoặc thực hiện hình thức khác như điểm chỉ hoặc vừa ký vừa điểm chỉ vào văn bản Hợp đồng. Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức lời nói thì thời điểm giao kết được xác định là thời điểm các bên đã thoả thuận xong bằng lời nói về nội dung của hợp đồng.
2.2. Quy định của pháp luật về xác định thời điểm giao kết hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm giao kết hợp đồng được xác định cụ thể trong các trường hợp sau:
– Thời điểm bên đề nghị nhận được lời chấp nhận giao kết hợp đồng từ bên đề nghị giao kết;
– Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng có thoả thuận im lặng là sự chấp thuận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó;
– Trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này được xác định là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng;
– Trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng hoặc bằng hình thức chấp thuận khác được thể hiện bằng văn bản.
3. Các trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm:
– Đề nghị giao kết hợp đồng được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
– Đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị nếu bên được đề nghị là cá nhân. Trong trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân, tổ chức thì đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đến trụ sở của pháp nhân đó;
– Khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua phương thức khác.
4. Bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận đề nghị giao kết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 396 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được xác định là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của đề nghị. Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì phải đảm bảo đáp ứng được hai yếu tố sau:
– Thứ nhất là chấp thuận toàn bộ về nội dung đã được nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và bỏ qua bất kỳ nội dung nào;
– Thứ hai là chấp thuận toàn bộ nội dung và không có bổ sung thêm bất kỳ nội dung nào khác so với đề nghị giao kết hợp đồng dân sự mà bên đề nghị gửi đến.
Các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau về hình thức trả lời chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự của bên nhận đề nghị như: trả lời chấp thuận giao kết trực tiếp, trả lời thông qua văn bản chấp thuận giao kết, sự im lặng theo thoả thuận tại khoản 2 Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015,…
Hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói tùy theo lựa chọn của các bên. Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì quá trình đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết sẽ kết thúc khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Theo đó, bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải trả lời lời mời giao kết là chấp nhận lời mời đó theo thời hạn mà pháp luật dân sự quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên đề nghị giao kết có ấn định về thời hạn trả lời chấp nhận cho bên nhận đề nghị nên thời hạn trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong thời hạn đã được ấn định. Trong trường hợp bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không trả lời chấp nhận trong thời hạn được ấn định thì đề nghị này được xem là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Đối với trường hợp các bên đề nghị trực tiếp với nhau thông qua giao tiếp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại hoặc thông qua các phương tiện giao tiếp khác thì phải có câu trả lời chấp thuận hoặc không chấp nhận giao kết ngay lập tức chỉ trừ trường hợp hai bên có thoả thuận về thời hạn trả lời khác.
5. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có được thay đổi hay rút lại đề nghị giao kết hợp đồng không?
Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp:
– Bên được đề nghị giao kết hợp đồng nhận được
– Điều kiện về thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp mà bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết khi điều kiện đó phát sinh.
Lưu ý: Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng có đề nghị thay đổi về giao kết hợp đồng thì đó được xác định là đề nghị giao kết mới.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Dân sự năm 2015