Quy định chung về chấm dứt quan hệ hôn nhân? Quy định về thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân?
Gia đình được xác định là tế bào của xã hội, do đó, tế bào có hành phúc ấm no thì xa hội mới ngày càng phát triển và vững mạnh. Khi các chủ thể bắt đầu tham gia vào quan hệ hôn nhân thì luôn có những mong muốn chung sống với nhau một cách vui vẻ, hòa thuận, hành phúc. Do đó, các bên trong quan hệ hôn nhân này luôn chú trong đến các quan hệ nhân thân và quan hệ trong tài sản để gìn giữ được quan hệ hộ nhân của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc vì một lý do nào đó mà các chủ thể trong quan hệ này không thể tiếp tục chung sống cũng với nhau nữa thì đồng thời làm chấm dứt quan hệ này. Vậy,
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định chung về chấm dứt quan hệ hôn nhân
Quan hệ hôn nhân được quy định dựa trên cơ sở của Luật Hôn nhân và gia đình, trước đó thì quan hệ hôn nhân này được bắt nguồn từ việc các cá nhân là nam và nữ thực hiện việc xác lập bởi các hành vi pháp lí và được cơ quan hữu quan hay còn được gọi là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Quan hệ hôn nhân không giống như các quan hệ khác nó không mang tính chất tồn vĩnh cửu mà chỉ tồn tại lâu dài, bền vững trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, mà pháp luật Hôn nhân và gia đình đã lường trước được điều đó cho nên đã có các quy định về việc những người tham gia muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ này sẽ chấm dứt theo quyết định của toà án. Ngoài quyết định của Tòa án dùng để chấm dứt quan hệ hôn nhân này thì trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật, trạng thái đó cũng sẽ được chấm dứt trước pháp luật. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi phát sinh một trong các sự kiện sau sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân:
– Trong trường hợp các chủ thể là vợ chồng thực hiện quyền được ly hôn của mình vì một số nguyên do như: Sự tự nguyện thật sự của vợ chồng; vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình;….
– Chấm dứt quan hệ hôn nhân được xác định khi một bên hoặc cả hai vợ chồng chết. Việc này được xác định là hậu quả tất nhiên, chứng tỏ rằng hôn nhân là quan hệ nhân thân giữa 2 người. Bởi vì, còn người đều trải qua các giai đoạn sinh lão bệnh tử và không thể nào trách khỏi được. Thủ tục đăng ký khai tử khi vợ, chồng chết theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Khi vợ, chồng chết quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ chấm dứt. Người chồng vợ còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người vợ, chồng đã chết.
– Trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân được quy định tại Luật này là khi một bên hoặc cả hai vợ chồng bị toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.
Từ những sự kiện đã được nêu ra ở đó thì khi căn cứ chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý.
+ Sự biến pháp lý là những sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân…
+ Hành vi pháp lý là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người (chủ thể của quan hệ pháp luật). Hành vi pháp lý là hình thức biểu hiện ý chí của các chủ thể nhằm tác động tới quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của các chủ thể. Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động.
Thông thường, để làm chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có sự xuất hiện từ hai sự kiện pháp lý trở lên. Bên cạnh đó thì để làm chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình còn có nhóm căn cứ làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Đặc điểm của nhóm sự kiện làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới mà chỉ làm phục hồi một quan hệ pháp luật đã bị chấm dứt trước đó.
Từ các quy định được nêu ra thì có để định nghĩa về khái niệm chấm dứt hôn nhân có nghĩa là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Đồng thời, khi chấm dứt hôn nhân do một trong hai vợ chồng chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết thì người vợ hoặc chồng còn sống có quyền được thừa kế di sản của người chết hoặc bị coi là đã chết.
2. Quy định về thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tòa án phúc thẩm ra quyết định xét xử cho vợ chồng tôi ly hôn. Đối với ngôi nhà chung của vợ chồng tôi, tôi được lấy toàn bộ ngôi nhà và phải thanh toán cho vợ tôi 300 triệu đồng. Vậy tôi có thể đăng ký kết hôn với người khác được không hay tôi phải trả tiền cho cô ấy xong thì mới được phép? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 57
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Căn cứ Điều 65
“Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”
Việc hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết là hậu quả tất nhiên, chứng tỏ rằng hôn nhân là quan hệ nhân thân giữa hai người. Thủ tục đăng ký khai tử khi vợ, chồng chết theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Khi vợ, chồng chết quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ chấm dứt. Người chồng vợ còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người vợ, chồng đã chết.
Một số trong các quyền đó tồn tại suốt đời, không phụ thuộc vào việc người đó có lấy vợ, lấy chồng khác hay không. Đó là các quyền mà với tư cách là công dân, vợ, chông được hưởng (như quyền về họ, tên, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở…) Người chồng, vợ còn sống có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân, phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn.
– Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hôn nhân khi vợ, chồng đã chết:
+ Đối với tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về thừa kế. Vợ chông có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế
+ Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý di sản chung của vợ chồng , trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người quản lý di sản (khoản 2 Điều 31
+ Trường hợp cần phải chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì theo yêu cầu của những người thừa kế thì tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi; phần tài sản của người vợ, chồng đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì người chồng, vợ còn sống thuộc hàng thừa kế thứ 1 cùng với cha, mẹ và con của người vợ, chông đã chết (Điều 676 Bộ luật dân sự 2015). Người chồng, vợ còn sống là chủ sở hữu một phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và một phần di sản thừa kế của người vợ, chồng đã chết, cùng với những người thừa kế khác.
Khoản 6 Điều 279
Do đó, kể từ ngày Tòa án phúc thẩm tuyên án cho vợ chồng bạn được ly hôn thì bản án này đã có hiệu lực pháp luật. Kể từ đó, quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn đã chấm dứt và bạn có thể đăng ký kết hôn khi đáp ứng đúng quy định về việc kết hôn theo luật định. Đối với phần thi hành án liên quan đến tài sản, thì khi vợ cũ của bạn hoặc bạn yêu cầu thi hành án trong thời hạn thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ giải quyết theo yêu cầu đó.
Như vậy, thời điểm chấm dứt hôn nhân là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia. Tình trạng và các quyền đó phải được tôn trọng không chỉ bởi vợ và chồng trước đây mà cả bởi người thứ ba. Bên cạnh đó thì thời điểm xác định chấm dứt hôn nhân gia đình còn được biết đến kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc một trong hai bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.