Khi các bên xảy ra tranh chấp khi có thỏa thuận thì việc giải quyết tranh chấp này thuộc về thẩm quyền của trọng tài thương mại. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện sự thống nhất ý chí, tự nguyện và đồng thuận của các bên tham gia tranh chấp. Vậy thỏa thuận thương mại là gì? Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài?
Mục lục bài viết
1. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3
Trong các phương thức giải quyết tránh chấp thì phương pháp giải quyết bằng trọng tài là đơn giản và linh hoạt theo thỏa thuận của các bên trong một giao dịch giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Trung tâm trọng tài theo như quy định của Luật trọng tài thương mại thường được tổ chức theo cơ cấu bao gồm:
+ Ban điều hành,
+ Ban thư ký
+ Các trọng tài viên của trung tâm.
Bộ máy của trung tâm trọng tài đơn giản và gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có:
+ Chủ tịch;
+ Một hoặc các phó chủ tịch;
+ Có thể có tổng thư ký do chủ tịch trung tâm trọng tài cử.
Chủ tịch trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật là trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có danh sách trọng tài viên. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
2. Khái niệm của thỏa thuận trọng tài:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữ các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố tiên quyết để hình thành việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.Bản chất của sự thỏa thuận ở đây thể hiện sự thống nhất ý chí, tự nguyện và đồng thuận của các bên tham gia tranh chấp cùng nhau đưa tranh chấp ra giải quyết tại một tổ chức trọng tài nhất định. Thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu chỉ là ý chí chủ quan của một bên hay là do sự áp đặt, không tự nguyện của một bên.
3. Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài:
– Thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp. Theo đó các bên cam kết và đồng thuận với nhau về việc sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, đồng thời thỏa thuận cụ thể về cách thức, trình tự giải quyết và các vấn đề khác có liên quan.
– Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hình thức văn bản. Điều 16 Luật trọng tài thương mại đã ghi nhận cụ thể hơn về hình thức của thỏa thuận trọng tài so với PLTTTM. Thỏa thuận trọng tài bằng văn bản chỉ cần thể hiện ý chí của hai bên là thỏa thuận đó được chấp nhận, kể cả thông qua những phương tiện điện tử.
– Nội dung của các bên liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm đến hợp đồng chính. Pháp luật quy định một số điều khoản mang tính cơ bản trong một thỏa thuận trọng tài như: lựa chọn hình thức trọng tài; ; lựa chọn tổ chức trọng tài; lựa chọn ngôn ngữ, luật áp dụng…ngoài ra, tùy vào lợi ích của các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra sau này. Một thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý khi đáp ứng được những yêu càu của pháp luật về mặt nội dung. Phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, xác dịnh thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài cụ thể giải quyết tranh chấp và quy tắc tố tụng nhất định.
– Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, trong cả trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản hợp đồng. Luật trọng tài thương mại cũng đã ghi nhận sự độc lập của thỏa thuận trọng tài, cụ thể “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng.Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”.Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.
Với những quy định của pháp luật như trên thì thỏa thuận trọng tài thương mại có những đặc điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ý chí của các bên có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp. Khi có tranh chấp xảy ra các bên thống nhất ý chí với nhau về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thứ hai, thường có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
+ Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện bằng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên
+ Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một
Thứ ba, trong hầu hết các trường hợp thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. “Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như một chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, tuy nhiên điều khoản trọng tài cũng có thể bằng miệng nhưng trường hợp này rất hiếm”
Thứ tư, một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng yêu cầu của pháp luật về nội dung. Trong đó những yêu cầu về mặt nội dung phải đảm bảo về tính rõ ràng, sự chính xác của thỏa thuận trọng tài, theo đó có thể dễ dàng xác định được thẩm quyền xét xử của một hội đồng trọng tài cụ thể.
Thứ năm, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực độc lập với hợp đồng, trong cả trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng. Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính.
4. Điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài:
Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định cụ thể: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Theo đó:
– Thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, có sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và sự thể hiện ý chí (hình thức bên ngoài) về việc sử dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận.
– Các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.
Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định rõ:“ Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng”. Theo đó, thỏa thuận trọng tài có thể tồn tại dưới một trong hai hình thức:
– Là điều khoản trong hợp đồng: Các bên kí kết hợp đồng đồng thời ghi nhận luôn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là một điều khoản trong hợp đồng đó.
– Thỏa thuận riêng: Các bên kí kết hợp đồng không ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợp đồng mà ghi nhận thỏa thuận này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt với tên gọi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hợp đồng đã kí trước đó.
Mặt khác, thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản, bao gồm cả:
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Như vậy, theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hình thức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản ngoài ra thì còn được bằng các hình thực như đã được nêu cụ thể ở trên để đảm bảo thọa thuận này có tính pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật trọng tài thương mại
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật trọng tài thương mại 2010