Thỏa thuận giữa các thành viên khi chuyển nhượng di sản thừa kế. Khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Thỏa thuận giữa các thành viên khi chuyển nhượng di sản thừa kế. Khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Cám ơn eMail tư vấn của quí luật sư. https://luatduonggia.vn/phan-chia-nha-la-di-san-thua-ke-khi-co-phan-dong-so-huu
Tôi còn 1 thắc mắc như sau: Anh chị em chúng tôi đã thống nhất ý kiến về việc chia phần thừa kế :
Ai ở gian nhà nào, tầng mấy. Ba ông qua đó có thể chuyển nhượng gian nhà A. Bà Sáu đòi quyền tách thửa tầng 3 hộ B (phần thừa hưởng của bà Sáu) khi hiện tại luật lệ không cho phép (vì diên tích hộ B không đủ để chia tách)? Không được tôi (bà Năm) đồng ý, bà Sáu không chịu ký
1) Đòi hỏi Quyền tự do chuyển nhượng, tự do tách thửa là điều kiện để ký văn bản thỏa thuận cho 3 ông chuyển nhượng phần mình (sẽ là gian hộ A) có hợp pháp không?
2) Nếu 3 ông phải yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết, tòa án xét xử trong các vụ án tương tự như sao? ( Ông tòa phán rằng, bà Sáu phải ký vào
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Như đã tư vấn ở email trước, văn bản thỏa thuận đã thỏa thuận đất hộ A thuộc quyền sở hữu của ông một, ông hai, ông ba và đất hộ B thuộc quyền sở hữu của bà bốn, bà năm, bà sáu thì việc chuyển nhượng gian nhà A không cần phải có sự đồng ý của 3 bà mà chỉ cần có sự đồng thuận của ông một, ông hai, ông ba. Tuy nhiên để được chuyển nhượng gian nhà A thì đầu tiên phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế về việc phân chia những ai đồng sở hữu căn nhà A, những ai đồng sở hữu căn nhà B. Bên cạnh đó, tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
" 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."
Như vậy, có thể hiểu giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí giữa các bên vì vậy việc thỏa thuận giữa 3 ông và 3 bà đều được pháp luật tôn trọng miễn là không trái với những quy định của pháp luật. Trong trường hợp bà Sáu đòi quyền tách thửa tầng 3 hộ B (phần thừa hưởng của bà Sáu) nhưng diện tích hộ B không đủ để chia tách thì nhà B sẽ phải mua thêm thửa đất liền kề với nhà B để sau khi tách có sẽ diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
" 3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thỏa thuận chuyển nhượng di sản thừa kế: 1900.6568
"1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã."
Tuy nhiên nếu những người thừa kế thỏa thuận việc bán căn nhà rồi phân chia thành các phần bằng nhau thì tòa án tôn trọng với thỏa thuận đó.