Thỏa thuận duy trì tài sản chung và nghĩa vụ thanh toán nợ. Xử lý tài sản khi quá hạn thanh toán nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
A vay ngân hàng một số tiền. Xong, A thoả thuận với B để duy trì sở hữu chung đối với căn nhà trong một thời hạn là 5 năm. Một năm sau, nợ ngân hàng đến hạn nhưng A không trả được và cũng không còn tài sản nào đáng giá ngoài phần quyền sở hữu đối với căn nhà. Thế thì ngân hàng có quyền áp dụng BLDS Điều 219 khoản 2 để yêu cầu phân chia tài sản chung? Thoả thuận duy trì tài sản chung giữa A và B có ràng buộc ngân hàng hay không? Tại sao? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ thông tin bạn đưa ra cần làm rõ một số khái niệm
Căn cứ Điều 208 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Xác lập quyền sở hữu chung
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.”
Trong trường hợp trên bạn có nói việc ngân hàng có quyền áp dụng “Bộ luật dân sự 2015” khoản 2 Điều 219 sở hữu chung của vợ chồng. Bạn không nói rõ giữa A và B có quan hệ vợ chồng hay không? Vì vậy xin tư vấn theo 2 trường hợp:
– Trường hợp sở hữu chung theo phần tại Điều 209 “
“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp này, chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình. Vậy nên, khi đến hạn trả nợ mà A không còn tài sản hoặc không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì ngân hàng yêu cầu chia tài sản của A trong sở hữu chung theo phần với B để trả nợ.
– Trường hợp A và B là vợ chồng thì được xác định là sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Quy định Điều 210 “Bộ luật dân sự 2015”
“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”
Sở hữu chung của vợ chồng có thể phân chia, vậy nên trường hợp có yêu cầu của ngân hàng một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung. Cụ thể được quy định tại Điều 219 “Bộ luật dân sự 2015”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“ 1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Như vậy, ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu A chia phần tài sản chung đã hợp nhất với B để thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.