Thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động là một trong những nội dung vô cùng quan trọng, là một thỏa thuận đặc thù giữa người lao động và người sử dụng lao động. Dưới đây là quy định pháp luật về thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động.
Mục lục bài viết
1. Thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vấn đề về an toàn vệ sinh lao động, tiền lương và hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, và một số vấn đề khác liên quan trực tiếp đến hoạt động giao kết
– Người lao động sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp trung thực thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động giao kết hợp đồng lao động khi người sử dụng lao động có yêu cầu.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu cung cấp thông tin ngay khi tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Nếu công việc của người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, người lao động sẽ phải cung cấp các quy định về bảo mật những thông tin này cho người lao động biết.
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động. Đây là một trong những nội dung vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
Điều khoản bảo mật thông tin trong quan hệ lao động được xem là điều bản xây dựng với mục đích ngăn ngừa và hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa người lao động đã thôi không làm việc tại doanh nghiệp với người sử dụng lao động, từ đó bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động. Đây được xem là một trong những điều khoản hiếm hoi mà pháp luật về Lao động dành sự quan tâm đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng lao động, bên được coi là nắm ưu thế hơn trong quan hệ lao động so với người lao động. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 chỉ có quy định duy nhất một điều khoản liên quan đến thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động, và cũng chỉ quy định một cách chung chung là bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận về thời hạn bảo vệ, quyền lợi của các bên và việc bồi thường khi người lao động có hành vi vi phạm. Bộ luật Lao động năm 2019 không có đưa ra khái niệm cụ thể về thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động là gì. Tuy nhiên có thể đưa ra khái niệm về thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động như sau: Thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động là khái niệm để chỉ sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về nội dung, phạm vi, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ cho người sử dụng lao động.
Đặc điểm của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động cũng không được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động là một loại thỏa thuận đặc biệt, thỏa thuận này chỉ được thực hiện khi các bên có yêu cầu, đặc biệt là đối với người sử dụng lao động. Do đó, có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động sẽ được ký kết cùng với thời điểm của hợp đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận một điều khoản nằm trong hợp đồng lao động về vấn đề bảo mật thông tin của người lao động. Một khi người lao động và người sử dụng tham gia quá trình ký kết hợp đồng lao động thì sẽ làm phát sinh quan hệ lao động giữa các bên. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp đều có những bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ nhất định cần được bảo mật trên thực tế để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình điều hành và hoạt động. Nếu doanh nghiệp đó không thỏa thuận vấn đề bảo mật thông tin đối với người lao động thì rất dễ gây ra hậu quả bất lợi, thậm chí những thông tin này có thể bị tiết lộ ra bên ngoài và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, khi một người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động thì cũng đồng thời cần phải ký kết toàn thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động.
Thứ hai, phạm vi của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động chính là bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của người sử dụng lao động. Phạm vi thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động được xác định như vậy là phù hợp trên thực tế. Bởi vì trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động với tư cách là chủ sở hữu phải có quyền quyết định trong quá trình tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Người lao động với tư cách là người thực hiện công việc cần thiết phải có sự liên kết với nhau, đặt mình trong sự điều hành và trong sự quản lý của người sử dụng lao động. Do đó liên quan đến sự thành công và sự sống còn của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ phải ký kết với người lao động thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động, Một khi công việc của người lao động có liên quan đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của người sử dụng lao động đó.
Thứ ba, tính hiệu lực của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt. Thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động hoặc dùng được Ý cùng lúc với hợp đồng lao động theo như phân tích nêu trên, nhưng hiệu lực của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động có thể kéo dài hơn sau khi hợp đồng lao động đã chấm dứt. Bởi vì thông thường các bên ký thỏa thuận này trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, có thể kéo dài hiệu lực so với hợp đồng lao động để đảm bảo tính đồng bộ sau khi người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động đó thì vẫn cần phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật thông tin của người sử dụng lao động. Trên thực tế, trường hợp hợp đồng lao động còn hiệu lực thì vấn đề thỏa thuận bảo mật thông tin đối với người lao động không nặng nề, tuy nhiên một khi hợp đồng lao động kết thúc tức là quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động không còn, người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động này mà chuyển sang làm việc cho người sử dụng lao động khác, lúc này nếu thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động không còn hiệu lực thì rất có thể người lao động sẽ tiết lộ những nội dung bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động ra bên ngoài. Vì vậy cho nên tính hiệu lực kéo dài của thỏa thuận bảo mật thông tin là một trong những đặc điểm quan trọng, không thể thiếu khi giao kết loại thỏa thuận này.
2. Hình thức của thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động:
Theo quy định của pháp luật về lao động, hình thức của hợp đồng là một trong những yếu tố pháp lý quan trọng có mối quan hệ biện chứng với các yêu tố khác của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được xem là phương tiện để biểu đạt ý chí của các pin ra bên ngoài và chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó trên thực tế. Đối với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật lao động năm 2019 thì có thể nói:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, hợp đồng lao động phải được tạo thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản;
– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua hình thức phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử sẽ có giá trị giống như hợp đồng lao động bằng văn bản;
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với các loại hợp đồng có thời gian dưới 01 tháng.
Như vậy có thể nói, hợp đồng lao động bằng văn bản là một hình thức của hợp đồng lao động, trong đó các điều khoản thỏa thuận sẽ được ghi vào văn bản và có chữ ký của các bên, đó là người lao động và người sử dụng lao động. Ngược lại, hợp đồng lao động bằng lời nói là do các bên thỏa thuận thông qua quá trình đàm phán, thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết đó có thể có bằng không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên.
– Đối với thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động, về nguyên tắc thì khi người lao động làm việc có liên quan đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, người sử dụng lao động và người lao động sẽ có quyền thỏa thuận bằng văn bản về nội dung, thời hạn bảo mật đối với bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của người sử dụng lao động, thỏa thuận về quyền lợi và vấn đề bồi thường trong trường hợp người lao động có hành vi vi phạm. Theo đó, pháp luật lao động Việt Nam hiện nay xác định rõ đây là một trong những quyền giữa các bên nếu các bên nhận thấy cần thiết cần phải tiến hành thủ tục ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động, và từ đó cũng có quy định rõ về hình thức thỏa thuận chính là văn bản. Do đặc thù của toàn thuận bảo mật thông tin trong quan hệ lao động, vì vậy cho nên pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận bằng lời nói là điều phù hợp. Vì hình thức của thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ có vai trò quyết định giá trị pháp lý của thỏa thuận đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi giữa các bên. Mặt khác, pháp luật lao động hiện nay cũng không bắt buộc các bên phải lập thỏa thuận bảo mật thông tin thành một văn bản riêng biệt, các bên có thể thỏa thuận với nhau để lập thành một văn bản riêng hoặc có thể là một điều khoản nằm trong chính hợp đồng lao động trong quá trình giao kết hợp đồng, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động sao cho phù hợp với thực tế.
3. Người lao động vi phạm quy định về bảo mật thông tin trong quan hệ lao động thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động có hành vi vi phạm quy định về bảo mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ của người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có quy định như sau:
– Trong trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm toàn luật bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động đã bồi thường theo sự thỏa thuận của các bên;
– Trong trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.