Thiệt hại là một trong những điều mà bất kỳ ai đều không muốn xảy ra với mình. Khái niệm thiệt hại xem xét dưới góc độ pháp lý đặt ra gắn liền với trách nhiệm bồi thường hoặc không bồi thường. Trong phạm vi bài viết dưới đây, tác giả tập trung vào phân tích các trường hợp gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Thiệt hại là gì?
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe , danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Trong trách nhiệm hình sự đối với một số tội có cấu thành hình thức thì không đòi hỏi có hậu quả vật chất. Ngay đối với một số tội có cấu thành vật chất thì trong một số trường hợp đặc biệt, hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của hành vi nguy hiểm có năng gây hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm hoặc ngược lại đối với một số tội như tội thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì phải có thiệt hại nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm. Nhưng trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường.
2. Có những loại thiệt hại nào?
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần:
– Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
– Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
Thiệt hại trong Tiếng anh là “Damages”.
3. Trường hợp nào gây thiệt hại không phải bồi thường:
3.1. Phòng vệ chính đáng:
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chế định phòng vệ chính đáng được đề cập chủ yếu trong pháp luật hình sự. Phòng vệ chính đáng trong pháp luật dân sự được tiếp thu trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong pháp luạt hình sự:
Theo Điều 22
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”
Tiếp thu điều đó, Điều 594
Nếu căn cứ vào các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng không bị coi là hành vi trái pháp luật và do đó người thực hiện hành vi này không bị coi là có lỗi. Tuy nhiên, để xác định một hành vi gây thiệt hai được coi là phòng vệ chính đáng đáng, cần lưu ý các điểm sau đây:
Một là, có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng.
Hai là, hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hai hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả và gây thiệt hại ngược trở lại thì không thể coi là phòng vệ chính đáng.
Ba là, hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại (trước tiên là tính mạng, sức khỏe; trong những trường hợp nhất định có thể là tài sản của người có hành vi xâm phạm). Nếu gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại thì không coi là phòng vệ chính đáng mà có thể coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết thõa mãn đủ các điều kiện nhất định.
Bốn là, hành vi gây thiệt hai trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Nói chung, khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích được pháp luật bảo vệ thì bản thân người phòng vệ chính đáng phải cân nhắc, tính toán để có thể phòng vệ chính đáng. Chính vì phòng vệ chính đáng không bị coi là có lỗi nên pháp luật dân sự quy định người phòng vệ chính đáng không phải bồi thường thiệt hại.
3.2. Tình thế cấp thiết:
Bộ luật dân sự không đưa ra khái niệm tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, điều 23
Khoản 1 Điều 614
Một là, có nguy cơ đang thực tế đe dọa cho lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cần lưu ý rằng, tình thế cấp thết chỉ là “nguy cơ” gây thiệt hại nhưng thiệt hại chưa xảy ra. Do đó, bản thân người gây thiệt hại trong tình thế cần thiết phải cân nhắc tính toán về nguy cơ này. Nguy cơ gây thiệt hại đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ có thể xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người, tác động của thiên nhiên,…
Hai là, nguy cơ phải có thực, tức là phải đang bắt đầu, đang diễn ra và chưa kết thúc. Nếu nguy cơ không có thực, đã xảy ra rồi thì không thể tồn tại tình thế cấp thiết.
Ba là, nguy cơ đang đe dọa lợi ích được pháp luật bảo vệ, điều đó có nghĩa là những lợi ích này phải hợp pháp. Đối với các lợi ích không hợp pháp thì không thể viện dẫn là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Bốn là, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn thiệt hại có nguy cơ xảy ra. Trong khi có một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ, với các yếu tố khách quan và chủ quan thì bản thân người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một đối tượng khác (cần lưu ý là không phải gây thiệt hại cho “nguy cơ đe dọa”) để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
Năm là, thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi thiệt hại trong tình thế cấp thiết, bản thân người gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán giữa một bên là hậu quả có thể xay ra cho đối tượng được pháp luật bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại với thiệt hại mà mình sẽ gây ra trong tình thế cấp thiết. Do đó, chỉ coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thiệt hại xảy ra là nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn ngừa.
3.3. Sự kiện bất khả kháng:
Theo Khoản 1 Điều 156
Bộ luật dân sự cũng đã quy định sự kiện bất khả kháng loại trừ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp cụ thể như:
Khoản 3 Điều 541: Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Khoản 2 Điều 556 quy định Quyền của bên gửi tài sản: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Khoản 4 Điều 557 quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản: “ Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Luật thương mại cũng quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Cụ thể tại khoản 1 Điều 294:
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”
Trên đây là ba trường hợp đặc biệt mà người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại, tuy nhiên xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự thì mọi các chủ thể hoàn toàn có quyền thỏa thuận để nhằm loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhau, hơn nữa trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi, lỗi thuộc về người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại.