Mỗi một cá nhân khi muốn đến một quốc gia đều phải xin thị thực trừ các trường hợp được miễn điện tử. Hoạt động cấp thị thực truyền thông được cấp tại các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài đặt tại quốc gia sở tại. Thị thực điện tử là gì? Đặc điểm và trình tự, thủ tục thực hiện?
Mục lục bài viết
1. Thị thực điện tử là gì?
Thị thực điện tử (e-Visa) đã nổi lên như một trong những dịch vụ sáng tạo nhất được thực hiện trong lĩnh vực tự do đi lại và giao tiếp giữa người với người. E-Visa là một hệ thống được phát triển với mục đích tiết kiệm cho hành khách những thủ tục quan liêu lâu dài và mệt mỏi, cũng như tạo ra một giải pháp thay thế cho thị thực được cấp tại biên giới. Người dùng trực tuyến có thể nộp đơn xin thị thực trực tuyến đến các quốc gia họ muốn đến. Những người đang xem xét nộp đơn xin thị thực có thể nhận được giấy thông hành của họ nếu họ đáp ứng các yêu cầu thông qua hệ thống thị thực điện tử. Thị thực trực tuyến được cấp chủ yếu cho mục đích du lịch. Hệ thống này chưa được triển khai cho giấy phép lao động hoặc thị thực sinh viên.
E-Visa cho phép quản lý quá trình xin thị thực diễn ra hoàn toàn trên môi trường ảo. Mọi thứ được thực hiện với sự trợ giúp của Internet: đơn xin thị thực và các tài liệu hỗ trợ được nộp trực tuyến, thanh toán được thực hiện trực tuyến và quyết định về đơn được
2. Đặc điểm của thị thực điện tử:
Thị thực điện tử được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ở Việt Nam, hiện nay cơ quan cấp thị thực điện tử đó chính là Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Thị thực điện tử được thực hiện hoàn toàn trên không gian mạng, các cá nhân không phải đến các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự để xin thị thực như truyền thống.
Giá trị của thị thực điện tử ngang với giá trị của thị thực được cấp theo phương pháp truyền thống. Tức cá nhân được cấp thị thực điện tử có thể đến quốc gia cấp thị thực mà không có bất kì một rào cản nào so với thông thường.
Việc cấp thị thực điện tử được thực hiện với một số đối tượng nhất định. Mặc dù việc cấp thị thực điện tử có rất nhiều lợi ích nhưng đi kèm với nó luôn có những bất cập. Do vậy, các quốc gia không tiến hành cấp thị thực cho tất cả các đối tượng người nước ngoài, mà chỉ áp dụng đối với với một số chủ thể tại một số quốc gia nhất định và được áp dụng ở một số cửa khẩu. Ở Việt Nam, thì các quốc gia được áp dụng cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu được cho phép người được cấp thị thực điện tử nhập cảnh được thể hiện tại Nghị quyết số 79/NQ- CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 về danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử và Danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Việc cấp thị thực điện tử phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Việc cấp thị thực điện tử phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định nhằm bảo đảm tối đa sự minh bạch cũng như an ninh, tránh các trường hợp gian dối, cố tình gian lận để được cấp thị thực.
3. Ưu và nhược điểm của thị thực điện tử:
Thị thực điện tử giúp:
– Tiết kiệm thời gian làm thị thực cho cả người xin thị thực và cơ quan hành chính của quốc gia nơi cấp thị thực như tiết kiệm thời gian làm việc đối với các vấn đề hành chính liên quan đến quy trình cấp thị thực như đặt lịch hẹn, tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng thị thực, nhập dữ liệu từ hồ sơ xin thị thực vào hệ thống thị thực, quét và lưu các tài liệu hỗ trợ, in nhãn dán thị thực và trả hộ chiếu cho người nộp đơn.
– Không có chi phí liên quan đến việc mua nhãn dán thị thực trong trường hợp Thị thực điện tử.
Tuy nhiên cũng có một số trở ngại cho việc cấp thị thực điện tử như:
– Hành vi trộm cắp danh tính. Các chính phủ có mối quan tâm lớn về danh tính của người nộp đơn, vì đơn xin thị thực được nộp trực tuyến và việc xuất hiện cá nhân tại văn phòng thị thực là không bắt buộc.
– Giả mạo tài liệu. Trong trường hợp có Thị thực điện tử, các tài liệu hỗ trợ – chẳng hạn như bằng chứng về đủ phương tiện tài chính, bảo hiểm y tế hoặc thư mời – được nộp ở định dạng kỹ thuật số, do đó làm tăng nguy cơ tài liệu bị làm giả.
– Không thể thu thập dữ liệu sinh trắc học. Mặc dù có thể thu thập dữ liệu sinh trắc học, chẳng hạn như dấu vân tay và hình ảnh kỹ thuật số khi người nộp đơn phải đích thân đến văn phòng cấp thị thực, nhưng việc sử dụng dịch vụ Thị thực điện tử không cho phép tùy chọn này.
– Cơ sở hạ tầng CNTT-TT kém. Các nhà chức trách lo ngại rằng cơ sở hạ tầng CNTT-TT kém ở một số quốc gia có thể gây nguy hiểm cho hiệu quả của dịch vụ e-Visa.
Để khắc phục những nhược điểm của thị thực điện tử, thì các quốc gia đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Như để giải quyết các vấn đề về đánh cắp danh tính và giả mạo giấy tờ, các quốc gia đã tập trung nỗ lực vào việc xây dựng quan hệ đối tác với các hãng hàng không đang vận chuyển hành khách. Hay sử dụng phương pháp yêu cầu người nộp đơn thanh toán phí thị thực bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng do họ đứng tên. Biện pháp này cực kỳ hữu ích, vì các ngân hàng xác minh danh tính của khách hàng khi phát hành thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.
Ngành công nghệ thông tin đã phát triển các giải pháp cho phép thu thập dữ liệu sinh trắc học từ các cá nhân ở nước ngoài và đang đăng ký dịch vụ điện tử, tuy nhiên, mô hình này vẫn còn cần phải cân nhắc đến độ bảo mật của nó và cách kết hợp trong quá trình cấp thị thực điện tử. Các chính phủ cung cấp dịch vụ e-Visa không thể làm được gì nhiều đối với cơ sở hạ tầng CNTT-TT kém ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc quản lý và vận hành các thủ tục thị thực truyền thống hàng ngày cũng dựa vào cơ sở hạ tầng CNTT ở các quốc gia khác. Do đó, cơ sở hạ tầng CNTT-TT kém không thể được coi là một thiếu sót của dịch vụ e-Visa so với quy trình cấp thị thực truyền thống.
4. Trình thực, thủ tục cấp thị thực điện tử:
Các thủ tục xin thị thực và các tài liệu được yêu cầu khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng quy trình này nói chung là giống nhau ở mọi quốc gia. Để có được thị thực trực tuyến, trước hết, quốc gia đến phải cung cấp dịch vụ này. Hành khách có hộ chiếu hợp lệ có thể thanh toán phí thị thực điện tử được yêu cầu thông qua thẻ tín dụng của họ, sau đó in tài liệu và chuyển thẳng qua cửa khẩu. Nhiều công dân nước ngoài muốn nhập cảnh vào nước ta mà không cần đến bất kỳ văn phòng đại diện nào hoặc xếp hàng chờ đợi để được chấp thuận, có thể trực tiếp xin thị thực điện tử chỉ với thông tin chi tiết về hộ chiếu của họ. Sau khi hoàn thành thủ tục thanh toán, họ có thể nhận được thị thực điện tử của mình.
Hiện nay, quy trình cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài được hướng dẫn tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Truy cập vào trang thông tin điện tử cấp thị thực điện tử. Trang thông tin cấp thị thực điện tử này là trang thông tin thuộc quản lý của Bộ Công an, thuộc Mục Dịch vụ hành chính công.
– Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp thị thực gồm: Thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử (NA1a), Ảnh mặt chân dung 4 cm x 6cm; ảnh trang nhân thân hộ chiếu. Việc chuẩn bị hồ sơ này được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu đề nghị được cung cấp trên Trang thông tin cấp thị thực và tiến hành tải ảnh theo yêu cầu lên Trang thông tin cấp thị thực.
– Sau khi hoàn tất việc tải hồ sơ theo yêu cầu thì trên trang thông tin sẽ xuất mã hồ sơ điện tử cho các cá nhân đó. Tiếp đố các cá nhân đề nghị cấp thị thực phải nộp phí cấp thị thực vào tài khoản được hiển thị trên Trang thông tin cấp thị thực. Mức phí hiện tại là 25USD/thị thực điện tử.
– Sau thời gian 03 ngày làm việc, các cá nhân đề nghị sẽ được nhận thị thực điện tử. Để nhận thị thực điện tử, thì các cá nhân sẽ truy cập vào trang thông tin cấp thị thực, nhập mã hồ sơ điện tử đã được cấp trước đó để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử.